Lễ hội Tây Thiên.

Hàng năm cứ vào 15 tháng 2 Âm lịch (tương truyền ngày quốc mẫu hóa về trời), nơi đây lại diễn ra lễ hội quy mô, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch.

11/04/2016
823 lượt xem

Lễ hội đền Thính

Cứ mỗi độ xuân về những ngôi đền thờ Đức Thánh Tản đều tổ chức lễ hội phản ánh những nét độc đáo với các giá trị văn hoá quý báu của lễ hội cổ truyền, góp phần làm cho bức tranh tổng thể làng quê của người Việt thêm phong phú, sinh động. Trong đó phải kể đến lễ hội đền Bắc Cung xã Tam Hồng huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (nhân dân quen gọi là hội đền Thính). Lễ hội được tổ chức như ngày nay là cả một quá trình bảo tồn, phục dựng lâu dài, có sự kế tiếp và bổ sung nét mới văn minh hơn. 

06/04/2016
755 lượt xem

Lễ hội Đình Thổ Tang

Ngày 23/2/2010 (tức ngày 10 tháng giêng năm Canh Dần) Lễ khai mạc Hội Đình Thổ Tang thuộc thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường đã được tổ chức trọng thể trong niềm vui tươi phấn khởi của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong và ngoài tỉnh.

06/04/2016
275 lượt xem

Lễ hội đền Ngự Dội

Đền Ngự Dội (thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường) nằm ở đầu thôn Duy Bình trên bãi bồi sông Hồng, quay mặt về hướng Tản Lĩnh, đền được Chủ Tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) ký quyết định số 864/QĐ ngày 07/07/1994 xếp hạng di tích cấp tỉnh. Ngày 05, 06 / 02 / 2012 (tức ngày 14, 15 tháng giêng năm Nhâm Thìn) dân làng trong thôn cùng du khách thập phương đã tổ chức lễ rước nước sang đền Và để làm lễ Tắm Thánh.

05/04/2016
490 lượt xem

Lễ hội Tứ dân chi nghiệp

Lễ hội tứ dân chi nghiệp ở xã Đại Đồng (Vĩnh Tường) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng. Hàng năm ngày 4-5 tháng giêng mỗi nhà có trâu và gia đình "sạch bụi phong quang" đều phải "sắm" một con trâu, bò đem ra sân đình làm lễ (rơm rạ được chuyển bị từ mùa vụ trước).

05/04/2016
390 lượt xem

Lễ hội chọi trâu

Là một lễ hội cổ nhất ở Vĩnh Phúc, được tổ chức ở xã Hải Lựu (huyện Sông Lô) 

04/04/2016
258 lượt xem

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của đồng bào Cao Lan xã Quang Yên (huyện Sông Lô) được diễn ra vào mùa Xuân với ý nguyện cầu mưa: cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau nghi thức lễ cúng trang nghiêm là các trò diễn, trước hết là tiết mục cấy lúa, tiếp theo là thi ném còn rất vui vẻ, hồ hởi, rồi các màn dân ca, dân vũ nhịp nhàng, uyển chuyển, say mê của các đôi nam, nữ các bản đua tài. Đây là một trong nhiều di sản quý của đồng bào Cao Lan góp vào kho di sản văn hóa phong phú của Vĩnh Phúc.

03/04/2016
291 lượt xem

Lễ hội bơi chải

Lễ hội bơi chải diễn ra vào 2 ngày 25, 26 tháng 5 âm lịch, là một hình thức khai hạ, mừng nước của cư dân lúa nước ven sông Lô…Còn có ý nghĩa thượng võ trong truyền thống đoàn kết đánh giặc giữ nước từ thời Hùng Vương…là một hình thức phục hiện có tính nghi lễ và nghệ thuật về việc luyện tập thủy quân và hào khí chiến trận trên sông nước của cha ông xưa cách đây 1500 năm. Đó là hào khí oanh liệt của nghĩa quân do Hoàng Đế đầu tiên của Dân tộc Lý Bí chỉ huy từng chọn đầm Điển Triệt làm thủy trại, để lại một trang sử oai hùng mà nhân dân Tứ Yên mãi tự hào. Cư dân Tứ Yên xưa đã sáng tạo một hình thức đặc sắc để tưởng nhớ oai linh Tiên Đế. Do vậy, hội bơi chải Tứ Yên mang ý nghĩa tâm linh hơn là mục đích thể thao, giải trí.

03/04/2016
1125 lượt xem

Lễ hội Đả cầu cướp phết

Tên của lễ hội đã thể hiện không khí sôi động của lễ hội, thật độc đáo, đặc sắc của cư dân Lập Thạch bên bờ sông Phó Đáy…Lễ hội diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng tại đền Đông Lai xã Bàn Giản, nhằm tưởng nhớ về một thời Vua Hùng, nhân dân đã giữ đất, trấn ải, luyện quân đánh giặc giữ nước như thế nào.

30/03/2016
420 lượt xem

Lễ hội Khai xuân Khánh Hạ

Trong không khí vui mừng đón xuân (khai xuân Khánh Hạ) cư dân nông nghiệp xã Khai Quang (nay là phường, thuộc thành phố Vĩnh Yên) tưng bừng tổ chức lễ hội vào ngày 8 tháng giêng.

30/03/2016
409 lượt xem
Trang 88 trong 89Đầu tiên   Trước   80  81  82  83  84  85  86  87  [88]  89  Tiếp   Cuối