Đình Thổ Tang - một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại của Vĩnh Phúc

Đình Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường là một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại của Vĩnh Phúc hiện nay.

04/06/2016
224 lượt xem

Điện Mẫu ở các làng xã

Ở nhiều làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đều có điện thờ Mẫu. Tuy nhiên, nhìn chung có 3 dạng thức thờ tự:

03/06/2016
209 lượt xem

Trồng cây gì để giữ nét thiêng cho di tích

Một trong những trọng điểm của không gian văn hóa cổ truyền chính là cây cối trong di tích. Cây cối là bộ áo của di tích, vừa là để trang hoàng cho khuôn viên di tích, vừa có tác dụng che chắn, đồng thời lại chính là yếu tố làm cho di tích được hòa quyện vào môi trường, không cách biệt với không gian cảnh quan xung quanh. Cây cối cũng là một điểm nhấn mạnh về tính tươi tốt, tính thiêng đất lành cho muôn loài của di tích. Tuy nhiên không phải di tích nào cũng phải có đầy đủ các loài, mà tùy theo từng loại hình kiến trúc, người xưa đã chọn trồng những cây tương ứng, thích hợp với dáng vẻ, ý nghĩa và giá trị của từng loại hình di tích đó.

01/06/2016
200 lượt xem

Hát Xoan ở Kim Xá

Theo truyền thuyết dân gian vùng đất tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước. Sách “Truyền thuyết Hùng Vương” ghi sự tích hát Xoan như sau: “Vợ vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu tâu với vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa hát rất hay nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được, vợ vua Hùng nghe lời, cho mời nàng Quế Hoa đến. Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu vua Hùng. Bấy giờ vợ vua Hùng đang lên cơn đau dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa hát. Quế Hoa vâng lời, miệng hát, tay múa, đi qua, đi lại trước giường. Giọng hát trong vắt, khi cao khi thấp như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún, ai cũng say mê. Vợ vua Hùng mải nghe hát, xem múa không thấy đau nữa, hạ sanh được ba người con trai khôi ngô đẹp đẽ, vua Hùng vui mừng khôn xiết và hết lời khen ngợi Quế Hoa, mới bảo nàng dạy múa hát cho các mỵ nương, Quế Hoa hát chầu vợ vua Hùng vào đầu mùa xuân nên các mỵ nương gọi lối hát ấy là hát Xuân”. Sau này vì kiêng tên húy các vị thành hoàng ở một số làng nên hát Xuân được gọi chệch là hát Xoan. Từ đó điệu hát Xoan được truyền rộng rãi trong dân chúng, nhất là nam nữ thanh niên và được tổ chức thành phường hát, đi hát ở các đình, các lễ hội trong và ngoài địa phương. Mỗi phường xoan đều có một ông trùm đứng đầu. Ông trùm là người có kinh nghiệm hát Xoan và giỏi chữ Hán/Nôm. Phường Xoan luôn được duy trì từ 15 đến 18 người. Trừ ông trùm, các thành viên trong phường thường là thanh niên từ 16 đến 18 tuổi. Trong phường hát Xoan, người con trai được gọi là Kép, người con gái được gọi là Đào. Trong khi hát, Kép nam thường làm nhiệm vụ hát dẫn (lĩnh xướng), múa, đệm trống con, trống cái; Đào nữ thường đóng vai trò hát phỏng (hát nhắc lại), hát đối đáp, hay múa,… Ngoài ra, khi phường Xoan được mời đến trình diễn nơi khác, trong phần hát hội còn có sự tham gia của trai, gái đại diện cho cộng đồng sở tại.

31/05/2016
238 lượt xem

Làng nghề Mộc Vĩnh Đông

Nếu nói đến một ngành nghề đem đến nguồn thu nhập lớn, và đóng góp cho địa phương nhiều nhất ở Yên Lạc thì phải kể đến nghề mộc.

30/05/2016
204 lượt xem

Làng nghề mộc Lũng Hạ - Xã Yên Phương, huyện Yên Lạc

Từ nhiều năm nay, nghề mộc ở Lũng Hạ (xã Yên Phương, huyện Yên Lạc) phát triển khá nhanh, đem lại thu nhập ổn định cho nhân dân. Trong làng chưa có ai được công nhận nghệ nhân, nhưng có nhiều thợ giỏi bởi nghề mộc ở làng là “Cha truyền con nối”. Nhiều người bắt đầu học và làm nghề từ khi còn nhỏ.

29/05/2016
475 lượt xem

Bánh chưng cặp

Trong dịp Tết đầu năm, một số dòng họ người Cao Lan hay làm bánh chưng cặp. Nguyên liệu là gạo nếp, nhân đỗ hoặc lạc cộng với thịt ba chỉ, gói bằng lá dong. Cách gói như gói bánh chưng tày của người Kinh, nhưng gấp hai đầu lá rồi ấp hai chiếc vào nhau, dùng lạt giang cuốn lại thành cặp bánh rồi đem luộc. Người ta chọn những cặp bánh đẹp bày lên bàn thờ tổ tiên.

25/05/2016
211 lượt xem

Nghề chạm khắc Đá ở Hải Lựu

Thời kỳ đồ đá đã lùi xa vào quá khứ, hàng vạn năm rồi. Chúng ta hiện đang sống trong thời kỳ đồ điện tử! Nhưng mỗi gia đình ngày nay nhất là ở nông thôn vẫn còn không ít các vật dùng bằng đá. Từ cái cối xay bột, hòn đá mài dao, cối giã cua đến cái máng lợn ăn... Trước những ngôi nhà cổ, từ bao đời nay vẫn khiêm nhường có hai con chó đá ngồi canh cổng với sự trung thành đến vĩnh cửu.

20/05/2016
188 lượt xem

Khất thực tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên - Một nét văn hóa

Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình huyện Tam Đảo, có diện tích rộng 4.5ha. Là 1 trong 3 thiền viện tầm cỡ lớn nhất Việt Nam, được xây dựng trên nền ngôi chùa Thiên Ân cổ, với kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Á Đông. Từ khi chính thức được hoàn thiện và khánh thành đến nay, ngày ngày Thiền viện đón hàng trăm phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về "cội nguồn phật giáo Việt Nam" thắp hương khấn phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng Tây Thiên.

 

18/05/2016
383 lượt xem

Tượng phật ngọc Saphia Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm (TVTL) Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, TVTL Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Theo Ngọc phả Hùng Vương, vào thời Vua Hùng ở Việt Nam có 3 trung tâm Phật giáo là: Thiên Ân thiền tự, Thiên Quang thiền tự và Hoa Long thiền tự, TVTL Tây Thiên được xây dựng mới trên chính cái nền của Thiên Ân thiền tự ngày xưa.

16/05/2016
209 lượt xem
Trang 76 trong 79Đầu tiên   Trước   70  71  72  73  74  75  [76]  77  78  79  Tiếp   Cuối