Cập nhật: 27/03/2013 14:21:29 Article Rating
Xem cỡ chữ

Công nghiệp nguyên tử, tài nguyên môi trường, khoa học nông nghiệp là ba trong một số nhóm ngành, nghề được đánh giá là triển vọng, theo chuyên gia của Bộ GD&ĐT.

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tư vấn tuyển sinh thuộc Cơ quan Đại diện Bộ GD&ĐT tại TPHCM cho biết, trong tương lai, tại Việt Nam, 10 nhóm ngành nghề có nhiều triển vọng nhất là sinh học, công nghiệp nguyên tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu, khoa học nông nghiệp, công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường, khai thác thuỷ sản, hóa học, công nghệ cơ khí cơ điện tử.

 

Ông Cường cho biết: Số người lao động trong toàn ngành môi trường hiện nay là gần 50.000. Tuy nhiên, ngành này đang cần bổ sung nhân lực được đào tạo chuyên ngành, chủ yếu là các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới.

 

Nhóm ngành hóa học cũng có nhiều chuyên ngành và sinh viên ra trường có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực: Hóa dược, hóa học vật liệu, hóa sinh, hóa phân tích…

 

Theo ông Cường, hiện các trường ĐH, CĐ ở các địa phương, vùng miền đều có đào tạo các ngành nghề nói trên. Thí sinh nếu có ý định chọn ngành, chọn trường ở địa phương và muốn làm việc ở địa phương nên bám vào những ngành mà địa phương sẽ cần nhiều nhân lực trong

tương lai…

 

Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ những ngành nghề sẽ được chú trọng đào tạo trong 10 năm tới, với từng vùng miền cụ thể.

 

Theo đó, vùng trung du miền núi phía Bắc tập trung đào tạo nhân lực cho các ngành: Sản xuất, chế biến nông - lâm sản, đặc sản chất lượng và giá trị kinh tế cao, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp vật liệu, du lịch dịch vụ, kinh tế cửa khẩu...

 

Đối với Đồng bằng sông Hồng, tập trung đào tạo nhân lực các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu mới, chế biến dược phẩm và thực phẩm…

 

Ở khu vực vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung tập trung đào tạo nhân lực ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí, chế tạo và lắp ráp thiết bị điện - điện tử, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến thủy, hải sản xuất khẩu; dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ gắn với phát triển du lịch và các dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại.

 

ĐBSCL chú trọng đào tạo nhân lực ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu; chế biến rau quả …

 

Thí sinh nếu có ý định chọn ngành, chọn trường ở địa phương và muốn làm việc ở địa phương nên bám vào những ngành mà địa phương sẽ cần nhiều nhân lực trong tương lai…

 

 

 

Theo Quang Phương/Tiền Phong Online

Tệp đính kèm