Cập nhật: 16/10/2013 09:27:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Mới đây, tại thành phố  Hồ Chí Minh, Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố tổ chức tọa đàm khoa học “Vấn đề độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”.  

Việt Nam cần đầu tư cũng như huy động được nhiều nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh, như: nông nghiệp, chế biến thực phẩm... (ảnh minh họa, nguồn: KT)

Tham gia tọa đàm có các Viện trưởng, chuyên gia kinh tế của các Viện nghiên cứu, Hiệp hội kinh tế Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.

Các đại biểu dự tọa đàm nhận xét: trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thu hút  được vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rất lớn, điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa chú trọng đúng mức về phát triển các doanh nghiệp nội địa. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Vì vậy, để giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế chúng ta phải xây dựng nội lực kinh tế vững mạnh. Trong đó, Việt Nam cần đầu tư cũng như huy động được nhiều nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh, như: nông nghiệp, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Đây cũng là những ngành kinh tế quan trọng mà Việt Nam đang rất yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chuẩn bị để có thể tham gia tốt nhất vào Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam nói: “Chúng ta phải làm sao cho doanh nghiệp Việt Nam vực dậy được nền kinh tế, thích ứng được với hội nhập kinh tế quốc tế. Làm sao chúng ta có thể hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp tự phải tổ chức, sắp xếp làm công việc làm ăn của mình để thích ứng. Mấy năm qua, chúng ta nói tái cơ cấu, nói nhiều nhưng làm rất ít, bây giờ là thời cơ từ khó khăn chúng ta vực dậy đi theo hướng khác, chúng ta chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất quốc tế, chứ không phải chúng ta làm theo cách cũ để là thêm một chút vốn làm tái cơ cấu, đấy mới là con đường hội  nhập kinh tế quốc tế chủ động./.

Theo Lệ Hằng/VOV.VN

Tệp đính kèm