UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 - 2020 của thành phố.
Theo đó, thành phố đặt mục tiêu, hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015, phấn đấu 99% người trong độ tuổi từ 15 - 60; 100% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. Đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi, xã giữa sông, xã khó khăn...
85% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trinh độ ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 25% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và 7% có ừình độ ngoại ngừ bậc 3; 90% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương; tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 95% công nhân qua đào tạo nghề.
Hàng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Phấn đấu 30% trở lên học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.
Nâng cấp 1 trung tâm GDTX cấp huyện thành trung tâm GDTX cấp thành phố. Phấn đấu 80% trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hoạt động thường xuyên, 50% trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hoạt động chất lượng tốt.
Thành phố sẽ tăng cường đầu tư ngân sách để hỗ trợ phát triển giáo dục thường xuyên. Có chính sách hỗ trợ người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ theo từng địa bàn dân cư, đặc biệt là các huyện, xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Bên cạnh đó, thành phố dành ngân sách hỗ trợ việc biên soạn chương trình, tài liệụ, học liệu, đào tạo nhân lực, giáo viên, hỗ trợ hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng...
Theo Lê Hiếu/VOV.VN