Cập nhật: 14/06/2015 15:41:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Để chủ động phòng chống dịch bệnh MERSCoV, mỗi người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện phòng bệnh.

Hội chứng viêm hô hấp nặng Trung Đông Middle East Respiratory Syndrome(MERS) đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung Đông và đa lan đến 17 quốc gia khác, trong đó có những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines… Để chủ động các biện pháp đáp ứng không để dịch xâm nhập vào nước ta, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc phòng, chống dịch bệnh. Trước đó, Bộ Y tế đa tổ chức cuộc họp khẩn cấp Văn phòng EOC và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Mers-Cov gây hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông...

 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh MERSCoV, mỗi người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện phòng bệnh. Bài viết sau đây cung cấp thông tin rõ hơn về căn bệnh này.

Đường truyền bệnh

Các nhà khoa học Anh và Ả rập Xê út (ArabSaudi) vừa thông báo kết quả phân tích gen của một số mẫu vi rút gây Hội chứng hô hấp ở Trung Đông cho thấy căn bệnh này từng lây từ động vật sang người. Tuy vậy, hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đang tiến hành nghiên cứu về MERS trên các loài vật mang bệnh tiềm tàng như dê, cừu, chó, mèo, các loài gặm nhấm... Một số nghiên cứu gần đây cho rằng loại vi rút này bắt nguồn từ dơi và lạc đà, song vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn để khẳng định loài nào là “vật chủ trung gian truyền bệnh” chính của MERS. Những người sống ở vùng đã có mầm bệnh vi rút Corola gây bệnh MERS, nếu chưa có kháng thể chống lại chúng hoặc mắc các bệnh đái tháo đường, suy thận, các bệnh về tim, phổi mạn tính, bệnh thiếu hụt miễn dịch, đáp ứng miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh của bệnh MERS khoảng 5 - 6 ngày, nhưng có thể dao động 2-14 ngày. Hầu hết bệnh nhân MERS với các triệu chứng sốt (có thể sốt cao), ho và khó thở. Một số trường hợp có triệu chứng về rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn). Nhiều trường hợp mắc bệnh MERS, có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy thận và tử vong.

Phòng bệnh MERS

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh MERS, vì vậy, về nguyên tắc cần có chế độ chăm sóc tốt và điều trị triệu chứng kịp thời để hạn chế biến chứng, tử vong. Những trường hợp nghi ngờ MERS cần phải cách ly tuyệt đối. Những người điều trị và chăm sóc người bệnh phải được mặc quần áo và sử dụng khẩu trang tuyệt đối vô trùng.

Vấn đề phòng bệnh đặc hiệu với MERS vẫn còn gặp khó khăn do chưa có vắc xin. Để tự bảo vệ bản thân mình, mọi người (bao gồm trẻ em và người lớn) cần rửa tay kỹ hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch (có thể sử dụng một chất rửa tay chứa cồn 70 độ).

Những người chuẩn bị đi du lịch các nước đã từng có bệnh MERS, nên tạm hoãn một thời gian để khi dịch bệnh được khống chế hãy tiếp tục. Sau 4 - 5 ngày nếu bị sốt, ho, khó thở phải đến cơ sở y tế ngay và phải dung khẩu trang đạt tiêu chuẩn để tránh vi rút lây lan ra môi trường xung quanh. Mọi người (kể cả trẻ nhỏ) cần rửa tay sạch thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đồng thời tránh tiếp xúc với người nghi bị bệnh MERS. Những người đi du lịch từ vùng có dịch bệnh về những người tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh MERS cần đi khám ngay khi có dấu hiệu sốt, khó thở,…

 

 

Theo Bác sĩ VIỆT ANH

http://suckhoedoisong.vn

 

Tệp đính kèm