Cập nhật: 16/11/2016 08:04:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Mật ong trị nghẹt mũi, dầu oliu trị viêm tai, dầu dừa trị viêm nhiễm bảo vệ làn da mỏng manh cho bé là một số bài thuốc dân gian có thể trị bệnh cho trẻ mùa lạnh.

Cha mẹ nào cũng mong bé yêu khỏe mạnh, vui vẻ. Vậy nên, khi con ốm, không cha mẹ nào lại không lo lắng, dành thời gian chăm con. Có rất nhiều loại bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ như: Ho, cảm lạnh, sốt phát ban, đau răng, đau bụng, tiêu chảy, viêm tai…

Khi con cái ốm yếu cha mẹ sẽ rất vất vả nên các bậc cha mẹ phải thường xuyên cập nhật kiến thức phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, có một số loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không nghiêm trọng mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng những phương pháp điều trị đơn giản tại nhà giúp bé nhanh khỏe trở lại.

Cùng với đó, các bậc phụ huynh phải đảm bảo vệ sinh thân thể cho các con, dạy các con thường xuyên phải rửa tay, đặc biệt sau khi đi vệ sinh trước khi ăn để tránh những nhiễm khuẩn gây bệnh cho trẻ nhỏ. Đồng thời, chúng ta hãy thường xuyên giúp con trẻ vệ sinh đồ chơi giường, quần áo cùng những đồ dùng cá nhân khác.

Hãy tham khảo những phương cách chăm sóc trẻ để trẻ luôn khỏe mạnh. Cha mẹ cũng có thể sưu tầm một số bài thuốc dân gian hữu ích sau:

Dùng mật ong trị cảm lạnh

Nhiều loại virut khác nhau làm bé yêu dễ bị cảm lạnh với những triệu chứng như chảy nước mũi nghẹt mũi, ho, hắt hơi, sốt, ngứa ở vùng mắt, đau, mỏi cơ.

Với những trẻ bị cảm lạnh thì mật ong nguyên chất là thần dược hữu hiệu nhờ đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra mật ong còn giúp giảm ho về đêm, cải thiện giấc ngủ.

 

Mật ong trị ho và cảm lạnh cho trẻ

Công thức

Hãy trộn 2 muỗng mật ong nguyên chất với 1 muỗng nước cốt chanh. Bạn nên cho bé uống 3 – 4 lần/ngày.

Hoặc khi con bị sốt bạn đừng quên cho con tắm bọt biển, điều này giúp hạ sốt nhanh chóng. Để tăng cường miễn dịch thì bạn nhớ nấu canh gà cho con nhé.

Lưu ý: Tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

Dầu oliu điều trị viêm tai

Đau tai làm cho các bé rất khó chịu. Mức độ đau dữ dội hay nhẹ, cơn đau liên tục hay cơn đau nhanh. Nguyên nhân của chứng đau tai ở trẻ em thường do tai bị nhiễm trùng, tích tụ chất dịch ở tai giữa, cảm lạnh, việc thay đổi áp suất khí, nghẹt mũi, viêm mũi lâu ngày.

Giải pháp điều trị tốt nhất để trẻ nhanh chóng không phải chịu đau tai là dùng dầu oliu – có tác dụng như chất bôi trơn, giúp làm sạch dịch chảy ở tai, tai không bị nhiễm trùng.

Các bậc cha mẹ có thể dùng dầu ô liu làm sạch ráy tai cho trẻ bằng cách nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu vào tai trẻ, sau đó dùng bông, gạc thấm, làm sạch tai cho trẻ. Lưu ý không nên đưa bông gạc vào sâu trong tai của bé.

Ngoài ra, để các con không phải chịu các cơn đau dữ dội do viêm tai gây ra, các bố mẹ có thể dùng chiếc khăn ấm chườm lên tai bị đau của trẻ thì cơn đau cũng sẽ giảm.

Cây nha đam (cây lô hội) trị phát ban

Cha mẹ thường rất lo lắng khi con em bị phát ban trên da. Phát ban thường nổi mẩn đỏ trên da, ngứa, đau và viêm. Những đốm đỏ có thể do côn trùng cắn, dị ứng, đổ mồ hôi nhiều, hoặc tiếp xúc với thực vật có độc như gỗ sồi, cây thường xuân.

Nhờ có đặc tính dịu nhẹ, làm mềm mại mà cây lô hội được dùng để điều trị chứng phát ban cho trẻ nhỏ..

Bạn thoa một ít tinh dầu nha đam lên những vùng da bị phát ban khoảng 20 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước mát. Bạn nên thực hiện phương pháp này vài lần trong ngày để nhanh xóa mờ những vùng da mẩn đỏ trên da bé.

Để tăng hiệu quả điều trị chứng phát ban cho bé, bạn cũng có thể thoa tinh dầu ô liu nguyên chất lên các vùng da phát ban cho trẻ vài lần/ngày.

Để hạn chế việc da bé có thể bị ngứa, sưng, viêm các mẹ có thể đắp một miếng gạc lạnh lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không nên chườm cục đá lạnh trực tiếp lên da bé.

 

Dầu dừa chữa lành vết thương

Trẻ nhỏ thường gặp phải một số vết thương nhẹ khi chơi đùa trong công viên, hay nô đùa ở nhà. Khi lớp da bên ngoài bị trầy xước bé sẽ bị chảy máu, sưng, viêm, tấy đỏ, đau, và khó chịu.

Để điều trị những vết thương nhỏ này, các bậc cha mẹ cần rửa sạch vùng da bị tổn thương của con dưới vòi nước sạch, giúp loại bỏ những bụi bẩn trên da, hoặc rửa bằng chất khử  trùng rồi lau khô thật nhẹ.

Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất để thoa lên vết thương của bé rồi băng lại bằng miếng băng sạch. Chúng ta nên vệ sinh vết thương cho con 2 – 3 lần/ngày, và thực hiện liên tục trong vài hôm. Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giữ ẩm cho da mà dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương nhanh lành, và chống nhiễm trùng.

Một số phương pháp khác

Nhắc nhở các con rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, và trước khi ăn.

Đánh răng 2 lần/ngày: buổi sáng khi thức dậy, và buổi tối trước khi đi ngủ.

Không cho con bạn đút tay vào miệng.

Luôn nhắc nhở để con rèn luyện vệ sinh cá nhân tốt.

Giữ đồ chơi sạch sẽ.

Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Luôn giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp.

Đảm bảo các loại chén đĩa sử dụng là những đồ dùng sạch sẽ, hợp vệ sinh, và các loại thực phẩm an toàn.

Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, hợp vệ sinh.

Khi trẻ bị ốm, trẻ cần được nghỉ ngơi hợp lý giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Khi trẻ bị ốm, không cho trẻ ra ngoài hay tiếp xúc với các bạn., điều này có thể có thể ảnh hướng đến sức khỏe của những em bé khác.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để theo dõi sự phát triển trong từng giai đoạn của trẻ.

Nguyễn Lương

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm