Cập nhật: 05/12/2020 09:00:00
Xem cỡ chữ

Sau 10 năm thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (2010-2020), ngành giáo dục đã huy động được 99,9% trẻ em 5 tuổi trên cả nước đến trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, trẻ được chuẩn bị sẵn sàng về thể chất, tâm lý, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội để vào lớp 1, mạnh dạn, tự tin, ham hiểu biết, thích đi học…Để thực hiện được điều này là sự nỗ lực vượt bậc của các địa phương vùng khó, cộng thêm các chính sách để phát triển mạng lưới trường mầm non ngoài công lập tại các vùng đông dân cư.

Sau 10 năm thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (2010-2020), ngành giáo dục đã huy động được 99,9% trẻ em 5 tuổi trên cả nước đến trường.

Sau 10 năm thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (2010-2020), ngành giáo dục đã huy động được 99,9% trẻ em 5 tuổi trên cả nước đến trường.

Kết thúc 10 năm thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thôn, bản, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Cả nước hiện có hơn 15.400 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, tăng hơn 2.600 trường so với năm học 2010-2011. 99,9% trẻ em 5 tuổi được đến trường, được tăng cường tiếng Việt, chuẩn bị các điều kiện về thể chất, tâm lý tốt nhất để vào lớp 1. Điều đáng mừng là tại các vùng sâu, vùng xa vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh đã tự nguyện đưa con đến trường và tham gia tích cực vào quá trình chăm sóc trẻ ở trường.

Mỗi địa phương đều có các giải pháp, sáng kiến để thu hút trẻ mầm non đến trường phù hợp với điều kiện thực tế, như tại tỉnh Điện Biên trước đây là huy động phụ huynh hỗ trợ nấu bữa cơm bán trú, sau này mô hình bà mẹ trợ giảng ra đời thì công tác huy động trẻ ngày càng khởi sắc.

Bà Đặng Thị Thái, chuyên viên Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết: “Đối với những xã đặc biệt khó khăn thì tổ chức chương trình vùng sẽ hỗ trợ kinh phí để cho bà mẹ trợ giảng phối hợp với chúng tôi. Bà mẹ trợ giảng ấy đến thì cũng phối hợp như một cô giáo thực thụ trên lớp. Phối hợp tổ chức tất cả các hoạt động, không thực thụ được như một người giáo viên bình thường nhưng mà họ hỗ trợ rất tốt trong việc tổ chức nấu ăn, rồi tổ chức các hoạt động cho trẻ trong ngày. Trong tổ chức các hoạt động học đó thì các bà mẹ làm công tác phiên dịch với những trẻ khó khăn mới bước đầu ra lớp. Chúng tôi thấy chất lượng hiệu quả rất cao”.

Chia sẻ về kinh nghiệm thu hút trẻ mầm non đến trường, ông Ông Đỗ Hữu Quỳnh, phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp; hỗ trợ trẻ mầm non suất ăn trưa, chương trình sữa học đường cho trẻ vùng núi và gần đây là chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi.

“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thì có một nội dung đặc biệt quan tâm, tức là tổ chức 2 tháng hè thôi đối với trẻ trước khi vào tiểu học. Chính sách dành cho trẻ có, chính sách của nhà giáo viên có. Chính sách dành cho trẻ là sẽ được trang bị sách vở đồ dùng học tập với định mức là 25.000 đồng một tháng. Còn đối với giáo viên và cán bộ quản lý, cán bộ quản lý được hưởng 40 % mức lương cơ sở 1 tháng còn đối với giáo viên dạy được 50 % mức lương cơ sở và kinh phí đó thì cứ bình quân 1 năm khoảng 1 tỷ để dành cho việc tăng cường tiếng Việt”, ông Quỳnh nói.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, việc thực hiện đề án, trẻ được chuẩn bị sẵn sàng về thể chất, tâm lý, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội để vào lớp 1, mạnh dạn, tự tin, ham hiểu biết, thích đi học…

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, việc thực hiện đề án, trẻ được chuẩn bị sẵn sàng về thể chất, tâm lý, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội để vào lớp 1, mạnh dạn, tự tin, ham hiểu biết, thích đi học…

Tại các thành phố lớn tập trung đông dân cư, hay các địa phương tập trung nhiều Khu công nghiệp, Khu chế xuất, để đáp ứng nhu cầu học mầm non ngày càng tăng của người dân, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách phát triển hệ thống trường mầm non dân lập, tư thục như hỗ trợ tiền thuê đất, đầu tư cơ sở vật chất…

Nếu năm 2010 cả nước có 13% trường mầm non là dân lập, tư thục đến nay là hơn 20% trên tổng số trường mầm non cả nước, với tổng số gần 3 nghìn 200 trường. Toàn quốc hiện có hơn 15 nghìn 900 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục. Mô hình trường này giúp đa dạng hoá loại hình cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Thêm, phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang cho biết những chính sách cụ thể của địa phương, có 2 chính sách rất cụ thể, một là đối với trường mầm non tư thục thì tỉnh sẽ hỗ trợ 100% tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất trong suốt thời gian thuê đất.

“Đối với các trường mầm non tư thục vừa thành lập tại các xã, thị trấn, giáp ranh khu công nghiệp thì được hỗ trợ tiền để xây dựng phòng học. Trên địa bàn tỉnh nhưng cho đến thời điểm này đã hỗ trợ được 795 phòng. Đối với các nhóm trẻ độc lập tư thục, kể cả những nhóm trẻ trong trường mầm non tư thục thì mỗi nhóm trẻ được hỗ trợ một lần mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học trị giá khoảng 20 triệu đồng”, ông Thêm cho biết.

Từ thành công trong việc thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi, trong đó hướng tới đến năm 2030 phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi; rút ngắn khoảng cách vùng miền, thực hiện công bằng trong giáo dục./.

Theo Minh Hường/VOV1- Ngày 05/12/2020