Dịch HIV/AIDS trong nhiều năm gần đây có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi, đặc biệt nguy cơ lây nhiễm cao thuộc nhóm quan hệ đồng giới. Ngành Y tế tỉnh đã chủ động đẩy mạnh nhiều hoạt động, chương trình truyền thông, can thiệp dự phòng HIV nhằm thay đổi hành vi trong giới trẻ, không để lây lan dịch.
Toàn tỉnh có hơn 1.380 người nhiễm HIV hiện còn sống có hộ khẩu tại tỉnh; trong đó, có hơn 1.500 người chuyển AIDS. Đến hết tháng 9/2023 có 227 trường hợp bị phơi nhiễm HIV được điều trị thành công. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, tuy nhiên việc lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn đã trở thành đường lây chính, trong đó, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới có sự phát triển. Qua thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tỷ lệ lây qua đường quan hệ tình dục đồng giới nam đang chiếm hơn 74%, chủ yếu ở độ tuổi trẻ.
Thực tế đó, ngành Y tế tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức phòng, chống HIV/AIDS qua các kênh online để các bạn trẻ dễ tiếp cận như: Website, Zalo, Facebook; Kết hợp tổ chức truyền thông trực tiếp các nhóm đồng đẳng, tự xét nghiệm HIV online.
Với mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, ngành Y tế Vĩnh Phúc đẩy mạnh truyền thông kiến thức phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trong trường học, kiến thức về ma túy tổng hợp và quan hệ tình dục không an toàn, đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm HIV hỗ trợ người có nguy cơ nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ. Duy trì, hoạt động điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, góp phần giảm lây nhiễm HIV cho cộng đồng.
Tiến Trang