Cập nhật: 06/05/2009 23:48:12 Article Rating
Xem cỡ chữ

Trước tình hình dịch Rầy nâu đang hoành hành và có nguy cơ lây lan trên diện rộng.  Chi Cục bảo vệ thực vật cùng các cấp ủy, chính quyền và bà con nông dân đang ra sức tập trung dập dịch.

Tại huyện Lập Thạch

 

Lập Thạch là một trong 2 địa bàn có diện tích lúa bị Rầy nâu hại nặng nhất. Theo ước tính Lập Thạch hiện có hơn 800ha lúa bị nhiễm Rầy nâu, trong đó có nhiều vùng bị nhiễm nặng đe dọa trực tiếp đến năng xuất, sản lượng. Những năm trước đây, địa bàn huyện cũng đã từng xuất hiện Rầy nâu nhưng đây là vụ bị nhiễm nặng nhất, có mật độ lên đến hàng nghìn con/m2.

 

Trước thực trạng như vập, các cấp ủy, chính quyền của huyện đang huy động bà con bằng mọi biện pháp diệt trừ Rầy nâu.Theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho biết.  Rầy nâu có thời gian sinh trưởng và hại lúa rất nhanh, nếu không có biện pháp chủ động phòng trừ kịp thời hậu quả sẽ rất khó lường. Đặc biệt, Rầy nâu lây lan rất nhanh, gặp thời tiết mưa kèm theo gió Rầy nâu sẽ phát tán đi nhiều nơi và tiếp tục hại lúa. Do vậy, trong thời điểm này, theo Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo bà con cần tích cực thăm đồng. Khi phát hiện ruộng bị nhiễm Rầy nâu cần khoanh vùng và phun thuốc phòng trừ hiệu quả. Khi phung bà con chú ý đến yếu tố kỹ thuật như phải rẽ lúa theo từng hàng và phung thuố xuống tận gốc lúa. Loại thuốc phun có hiệu quả nhất hiện nay là Basa và Libas. Tỉnh sẽ cấp thuốc miễn phí cho bà con và sẵn sàng cử cán bộ cùng máy móc cho các địa phương bị nhiễm nặng.

 

Nhiệm vụ của bà con lúc này là thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm dịch bệnh và báo cho chính quyền trạm khuyến nông cơ sở để nhận thuốc phun phòng trừ. Khi phát hiện ra Rầy nâu, bà con cần kịp thời phun thuốc ngay để tránh thiệt hại.

 

Tại huyện Sông Lô.

 

Qua kiểm tra đánh giá thực tế, toàn huyện Sông Lô có hơn 130 ha lúa bị nhiễm Rầy nặng với mật độ hơn 600 con/m2. Các xã, thị trấn bị nhiễm Rầy nặng là Nhạo Sơn, Như Thụy, Yên Thạch, Nhân Đạo, Phương Khoan và Thị trấn Tam Sơn. Ngoài ra còn hơn 500 ha lúa của huyện bị nhiễm Rầy ở mức trung bình cũng đã được trạm bảo vệ thực vật và phòng nông nghiệp huyện chỉ đạo các địa phương phun thuốc phòng dịch đúng theo qui định.

Đến nay, huyện đã tiếp nhận đủ và cấp phát toàn bộ số lượng thuốc kịp thời cho nhân dân và kết thúc việc phun thuốc dập dịch trong một hai ngày tới.

                                                                                                            

Tại huyện Tam Đảo

 

Dịch Rầy nâu và Rầy lưng trắng đang tập trung hoành hành tại các xã Đạo Trù, Yên Dương, Tam Quan, Hồ Sơn, Đại Đình, Minh Quang và Hợp Châu. Qua tổng hợp sơ bộ, trên địa bàn huyện Tam Đảo đã có 390 ha nhiễm sâu bệnh, trong đó diện tích lúa bị cháy Rầy của toàn huyện là 0,5 ha.UBND huyện Tam Đảo đã thành lập 4 tổ công tác đi kiểm tra tình hình sâu bệnh và trực tiếp chỉ đạo việc phòng trừ.

 

Tại huyện Tam Dương

 

 Hiện nay, trên địa bàn huyện tam Dương đã có hơn 300 ha lúa bị nhiễm Rầy nâu. Nhiều diện tích mật độ lên tới trên 3000 con/ 1m2. Các ngành chứcc năng của huyện cùng bà con nông dân đang khẩn trương thực hiện các biện pháp chống dịch bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và trực tiếp sử sán bộ xuống đồng cùng nông dân, đến nay, công tác khoanh vùng phòng chống dịch đang được huyện triển khai một cách tích cực.

 

 

 

 

Nhóm PV

 

Tệp đính kèm