Cập nhật: 10/12/2008 15:59:10 Article Rating
Xem cỡ chữ

VN có thể tăng đáng kể xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, thủy sản, rau quả... Trong ảnhTrong báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á được công bố ngày 10-12 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới dự báo năm 2009 VN vẫn đạt mức tăng trưởng 6,5%, đứng đầu Đông Nam Á

Lý giải tại sao con số Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lại cao hơn nhiều so với con số dự báo của một số tổ chức quốc tế khác, quyền Giám đốc WB Martin Rama nói: “Theo quan điểm của WB, tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và VN không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, VN đã cải cách cơ cấu trước khủng hoảng nên có điều kiện tốt hơn để ứng phó.

 

Tìm hướng đi trong “bão”

 

Báo cáo của WB đưa ra những dự báo về mức tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á năm 2009 là Thái Lan 3,6%, Malaysia 3,7%, Philippines 3%, Indonesia 4,4%, Singapore 1,2%.

 

Các chuyên gia WB đều nhận định cuộc khủng hoảng tài chính đã lan tỏa mọi ngóc ngách trên thế giới, quét mạnh qua khu vực Đông Á. Phân tích về hiện trạng của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, ông Vikram Nehru - chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á thuộc WB - đánh giá đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tàn phá tất cả các nền kinh tế bị thu hẹp quy mô, kể cả Trung Quốc. Sau khi “bão tan”, phải mất nhiều thời gian, từ 6 đến 7 quý mới khắc phục được hậu quả. Theo ông Nehru, các nước trong khu vực đang triển khai các gói giải pháp giải cứu nền kinh tế là cách hiệu quả nhất để chống “bão”, giảm tác động trực tiếp từ bên ngoài. “Trong các gói giải pháp, các nước đều tăng cường chi tiêu công vào lĩnh vực phù hợp. Họ nhận thức cầu bên ngoài sẽ giảm nên xem xét việc bơm thêm tiền kích cầu nội địa, hỗ trợ tiền mặt trong an sinh xã hội cho người nghèo. Nói tóm lại, việc bình ổn nền kinh tế và tăng cường hiệu quả chi tiêu công phải đặt lên hàng đầu để giải pháp thực sự có hiệu quả”- ông nói.

Cải cách để chống khủng hoảng

 

Tác giả cuốn Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương, Ivailo Izvorski cho biết: VN cũng cần có phản ứng nhanh chóng và chính xác, linh hoạt trước tình hình hiện nay. Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm với khủng hoảng lớn như thế nên khó dự báo con đường sắp tới. Nhưng những gì xảy ra sau khủng hoảng thì có thể dự đoán được. Đó là suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu, lạm phát, dòng vốn từ bên ngoài giảm, đặc biệt đối với những nền kinh tế đang phát triển như VN.

 

Tuy đưa ra những nhận định không mấy sáng sủa về bức tranh kinh tế toàn cầu, các chuyên gia WB đều cho rằng kinh tế VN vẫn có thể trụ được vào năm tới. Thời gian gần đây tuy có rất nhiều xáo trộn, giá tăng rồi giảm, nhưng VN có một số gói giải pháp từ trước và phần nào thực hiện có hiệu quả” - chuyên gia Martin Rama nhận định. Ông Rama cũng cho rằng đối với VN, quan trọng nhất là cải cách quản lý tài chính.

 

Về xuất khẩu, VN có thể tăng đáng kể xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, thủy sản, rau quả... Sau khi đưa ra những đánh giá và so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, WB cho rằng VN vẫn nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) lớn vào năm tới, bởi tuy bị lạm phát cao nhưng VN đã khống chế được và hiện đang ổn định.

 

 

Theo NLĐ

Tệp đính kèm