Cập nhật: 25/09/2009 22:27:56 Article Rating
Xem cỡ chữ

Bên lề cuộc hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển (ảnh), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với báo chí:

* HS ngày càng có xu hướng chỉ chọn ban cơ bản vì học không quá vất vả mà vẫn đáp ứng được yêu cầu thi cử. Vậy theo ông có phải chính cách thức thi và tuyển sinh hiện nay đã khiến cho phần lớn HS chỉ chọn học ban cơ bản?

 

- Đó chỉ là nguyên nhân nhưng không phải là nguyên nhân chính. Ban cơ bản hướng tự chọn nhiều hơn, linh hoạt hơn, phù hợp nhiều đối tượng khác nhau hơn. Có thể chọn 1-2 môn nâng cao, có thể chọn cơ bản, có thể nhiều em không thấy khả năng có thể thi ĐH nên không học nâng cao.

 

Thi tốt nghiệp yêu cầu kiến thức rất cơ bản, còn nâng cao đáp ứng những nguyện vọng riêng của HS, theo sở trường, ý thích và khối thi mà mình lựa chọn. Bộ GD-ĐT đã tính đến việc học tự chọn nâng cao theo khối thi ĐH, chính vì vậy nên ban cơ bản đã có sự phân hóa theo cơ bản A, B, C, D. Chính những môn học nâng cao sẽ là định hướng nghề nghiệp cho HS sau này. Còn ban KHXH-NV ít người học có thể là do cơ hội nghề nghiệp của các môn này sau khi HS ra trường ít hơn.

 

* Vậy ông có cho rằng lý tưởng nhất là chỉ nên có duy nhất ban cơ bản hay không?

 

- Chưa thể nói ngay được điều này. Ba ban đó vẫn tồn tại và vẫn có HS học dù có thể chênh lệch. Chỉ bỏ khi không có ai học, còn người học thì vẫn còn tồn tại. Ban đầu chúng tôi cũng không đặt ra số lượng mỗi ban là bao nhiêu, chỉ tạo ra những cơ hội khác nhau cho HS lựa chọn phù hợp với nguyện vọng của mình và ở khía cạnh nào đó là phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà trường. Có thể khẳng định rằng việc phân ban sẽ chưa có gì thay đổi cho đến khi ít nhất có chương trình mới vào năm 2015.

 

 

 

Theo Thanh Niên Online

Tệp đính kèm