Cập nhật: 21/11/2009 15:27:33 Article Rating
Xem cỡ chữ

Đó là tin vui không chỉ cho tất cả các gia đình có con em thuộc diện chính sách đang học ĐH-CĐ mà còn cho các trường ĐH-CĐ đang đứng trước bài toán khó về vấn đề tài chính.

Nhiều trường báo cáo rằng kinh phí hằng năm cấp cho họ không đủ chi phí đào tạo và phải dành một phần khá lớn cho SV thuộc diện chính sách...

 

Nhiều trường ĐH-CĐ thu học phí vượt mức quy định

 

Theo phản ánh cụ thể của một số sinh viên mới nhập học năm đầu tiên 2009-2010 vào Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, tổng các  khoản thu đầu năm trường này thu tổng cộng tới 3,2 triệu đồng. Cộng thêm các khoản chi phí ăn ở, các khoản chi cho một sinh viên ĐH sẽ trở thành gánh nặng đối với không ít gia đình, đặc biệt là đối với các gia đình thuộc diện nghèo. Tại ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, theo tính toán một sinh viên năm thứ nhất khoa Công nghệ thông tin bậc ĐH,  học kì 1  phải nộp cho nhà trường  2,42 triệu đồng để hoàn thành 22 tín chỉ (110.000 đồng/tín chỉ), tương đương mỗi tháng, sinh viên này phải đóng 484.000 đồng, cũng vượt xa mức trần học phí hệ ĐH theo quy định... Về vấn đề này, lãnh đạo Vụ Kế hoạch- Tài chính (Bộ GD&ĐT) cho biết mặc dù mức điều chỉnh khung học phí của các trường ĐH công lập áp dụng trong năm học 2009-2010 không quá 240.000 đồng/ tháng/ sinh viên nhưng thực tế, có rất nhiều trường ĐH, CĐ công lập đã chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ và mức thu/số tín chỉ của nhiều trường đã  gấp đôi khung quy định của Nhà nước, phổ biến ở mức  từ 400.000 - 450.000 đồng/ SV/ tháng.

 

Nhà nước sẽ lo toàn bộ học phí cho SV diện chính sách

 

Đại diện một số trường ĐH công lập giải thích sở dĩ họ phải thu học phí vượt khung  do Chính phủ quy định (không quá 240.000đ/tháng) đối với hệ ĐH là do ngân sách nhà nước đầu tư không đủ chi phí đào tạo, lại phải bù chi phí cho khá nhiều sinh viên diện chính sách. Cụ thể lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dẫn chứng trong 13 tỷ đồng ngân sách nhà nước đầu tư/ năm thì chi cho các đối tượng trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí, học bổng đã ngót hơn 8 tỷ. Hơn 5 tỷ còn lại chỉ đủ chi lương trong 2 tháng nên sinh viên phải đóng góp thêm một số khoản phục vụ việc dạy và học. ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng báo cáo rõ ngân sách nhà nước hằng năm cấp cho trường là 12 tỷ đồng nhưng trường cũng phải chi một số lượng khá lớn cho  SV diện chính sách... Cần phải nói thêm là trước đó, Bộ GD&ĐT đã nêu ra một giải pháp được xem là một bước “ quá độ”  là cho phép các trường tăng học phí từ mức 180.000 đồng/tháng lên 240.000 đồng/tháng để góp phần giải quyết một phần khó khăn cho các trường. Trước thực tế là có nhiều trường ĐH-CĐ tìm mọi cách tăng nguồn thu để giải quyết khó khăn về tài chính, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định để tăng nguồn thu cho các trường phải dựa vào học phí tăng có lộ trình, nguồn thu từ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, chương trình đào tạo học phí cao... Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết, Bộ GD&ĐT đang giao cho Vụ Kế hoạch - Tài chính phác thảo cơ chế để tiến tới Nhà nước sẽ lo toàn bộ học phí cho sinh viên diện chính sách để giảm bớt gánh nặng chi phí cho các trường.

 

 

 

Theo VanHoa Online

Tệp đính kèm