Cập nhật: 13/06/2011 16:06:55 Article Rating
Xem cỡ chữ

Đó là lời khuyên của Phó Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đối với các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng năm học 2011- 2012.

Lý giải về vấn đề này, ông cho rằng: Nhiều năm trở lại đây, đề thi đại học không quá khó với thí sinh. Để làm được đề thi, học sinh chỉ cần học và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là những kiến thức mà các em cần phải tích lũy và đầu tư trong suốt những năm học phổ thông chứ không thể chỉ cần luyện thi cấp tốc trong 1 tháng mà có được. Do vậy, thời điểm này các em học sinh nên ở nhà tập trung ôn lại kiến thức đã học và giữ gìn sức khỏe.

 

Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách ra đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng bao giờ cũng yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp. Đặc biệt, đề thi bao giờ cũng bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Tuy nhiên, đề thi sẽ phân loại được trình độ học lực của thí sinh.

 

Năm học 2010 cũng đã có nhiều tấm gương thi đại học đạt thủ khoa, á khoa và nhiều thí sinh đạt điểm cao đều ở các vùng nông thôn, ngoại thành, nhà nghèo như: thủ khoa trường ĐH Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Khánh, thủ khoa ĐH Y Hà Nội Lê Thị Minh Vượng (quê Ứng Hòa, Hà Nội)…/.

 

 

 

Theo TTXVN

Tệp đính kèm