Cập nhật: 13/08/2009 21:54:28 Article Rating
Xem cỡ chữ

Theo một nghiên cứu mới đây, con người đang không ngừng hủy hoại các đại dương bằng nhiều hoạt động khác nhau và ở những mức độ nguy hiểm khác nhau.

Cụ thể, các hoạt động thải khí cacbon của con người "đang tác động đến quá trình sinh học ở dưới nước, từ gene đến các hệ sinh thái, từ bãi đá đến các lòng chảo của đại dương, tác động tới các dịch vụ và hệ sinh thái của con người, đe dọa an ninh lương thực", nghiên cứu của Giáo sư Mike Kingsford - thuộc Trung tâm nghiên cứu san hô ARC và Trường ĐH James Cook - cùng đồng nghiệp Andrew Brierley của Trường ĐH St Andrews, Scotland cảnh báo.

 

Nghiên cứu được đăng tải trên số mới nhất của tạp chí Sinh học ngày nay, cho biết tỷ lệ thay đổi vật chất ở một số đại dương hiện đang cao ở mức chưa từng có, và sự thay của đời sống đại dương cũng ở mức tương tự, bao gồm sự biến đổi ở những khu vực mà cá và các loài sinh vật biển có thể sinh sống, phát triển và một số thay đổi chính trong hệ sinh thái biển.

 

“Khí hậu hiện đang ấm lên nhanh hơn cả thời điểm cách nay 56 triệu năm, khi nhiệt độ tăng khoảng 6 độ C trong vòng 1.000 năm. Nếu các khí thải độc hại tiếp tục được thải ra quá mức, cuối thế kỷ này nhiệt độ sẽ tăng lên 5,5 độ C”, nhóm nghiên cứu cảnh báo.

Theo họ, hiện có lẽ đã quá trễ để đảo ngược những tác động có hại lên hệ sinh thái biển, tuy nhiên việc hạn chế những hoạt động có hại cho đại dương có thể giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực lên hệ sinh thái trái đất.

 

 

Theo TTOnline/ Science Daily

Tệp đính kèm