Cập nhật: 14/10/2009 21:20:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Các nhà khoa học vừa chứng minh rằng những thế bào ung thư ở cơ thể người mẹ có thể truyền cho cho đứa con đang ở trong bụng mình. Đây là vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu 100 năm nay.

Những ca mẹ và con có cùng chung một loại ung thư rất hiếm xảy ra, nhưng theo lý thuyết, hệ miễn dịch của đứa trẻ có thể chặn các tế bào ung thư. Tuy nhiên, một phân tích của nhóm các nhà khoa học Anh cho thấy những tế bào gây ra bệnh bạch cầu ở đứa bé chỉ có thể đến từ cơ thể mẹ.

 

Theo lý thuyết bất kỳ tế bào ung thư nào cố gắng đi qua nhau thai để vào mạch máu của đứa trẻ sẽ trở thành mục tiêu tiêu diệt của hệ miễn dịch của đứa trẻ. Tuy nhiên, đã có 17 trường hợp người mẹ và đứa trẻ đều bị một loại ung thư – thường là bệnh bạch cầu.

 

Nghiên cứu mới nhất tập trung vào một phụ nữ Nhật Bản và con của người phụ nữ này – cả 2 mẹ con đều bị bệnh bạch cầu.

 

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ tiên tiến về dấu vân tay để chứng minh rằng các tế bào bạch cầu ở đứa bé đã bắt nguồn từ người mẹ. Họ chỉ ra rằng các tế bào bạch cầu của 2 người đều mang gene ung thư đã bị biến đổi giống hệt nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho thấy đứa bé không nhận gene này từ mẹ - có nghĩa là, nó không thể độc lập tạo ra kiểu bệnh bạch cầu này.

 

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã xem xét các tế bào ung thư đã vô hiệu hóa hệ miễn dịch của đứa bé như thế nào. Họ đã tìm ra rằng các tế bào ung thư thiếu một số AND đóng vai tò quan trọng trong việc tự tạo cho chúng đặc điểm nhất định về phân tử. Không có dấu hiệu phân tử này, hệ miễn dịch của đứa bé không thể nhận ra đó là những tế bào ngoại lai, do đó không thể tấn công chúng được.

 

Nhà nghiên cứu, giáo sư Mel Greaves đến từ Viện nghiên cứu Ung thư nói: “Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này và những trường hợp ung thư truyền từ mẹ sang con khác, tế bào ung thư của người mẹ đi qua nhau vào bào thai đang phát triển và tiến hành việc lây nhiễm vì hệ thống miễn dịch của đứa bé không thể nhận ra những tế bào này. Chúng tôi vui vì đã trả lời được câu hỏi tồn tại từ lâu, nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng việc truyền từ mẹ sang con là rất hiếm”.

 

Giáo sư Peter Johnson, bác sĩ lâm sàn đứng đầu tổ chức từ thiện Nghiên cứu Ung thư ở Anh cũng nhấn mạnh rằng ung thư truyền từ mẹ sang con là rất hiếm: “Đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng vì nó đưa ra thêm bằng chứng rằng, ung thư cần tránh được hệ miễn dịch trước khi có thể phát triển. Điều này tạo ra hy vọng bằng việc báo cho hệ miễn dịch của bệnh nhân biết về ung thư, chúng ta có thể tạo ra những phương pháp điều trị mới”.

 

Bác sĩ David Grant (người đứng đầu nghiên cứu về bạch cầu ở Anh) cho biết, cần phải tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch để trước hết cứu chữa, sau đó là bảo vệ bệnh nhân khỏi bệnh bạch cầu.

 

 

 

Theo BBC/GD&TĐ Online

 

Tệp đính kèm