Cập nhật: 25/03/2010 13:37:56 Article Rating
Xem cỡ chữ

Thiết bị này mang tên BrainPort, gồm một ca-mê-ra cảm biến chuyển động có đường kính 15 mm, một cặp kính râm, một thiết bị điều khiển và một miếng lót lưỡi gắn 400 điện cực nhỏ xíu.

 

Ca-mê-ra được đặt trên kính râm và có một dây cáp mỏng để kết nối với lưỡi người sử dụng. Phần cuối của dây chính là miếng lót lưỡi. Hình ảnh từ ca-mê-ra được truyền tới thiết bị điều khiển để được chuyển đổi thành xung điện. Thiết bị điều khiển truyền xung điện tới đầu lưỡi thông qua miếng lót gắn điện cực. Mỗi xung điện có cường độ khác nhau và các điện cực trên miếng lót lưỡi có thể xác định được độ mạnh của từng xung. Dựa vào sự khác biệt cường độ giữa các xung mà các dây thần kinh dày đặc ở đầu lưỡi giúp người sử dụng hình dung khung cảnh chung quanh. Những dây thần kinh của lưỡi rất nhạy cảm và có khả năng truyền một lượng lớn thông tin trong cùng một thời điểm. Thiết bị điều khiển, có kích thước tương đương chiếc điện thoại di động, cho phép người sử dụng phóng to và thu nhỏ "hình ảnh" trong não, điều chỉnh các thông số ánh sáng và cường độ xung điện. BrainPort là phát minh của các nhà nghiên cứu thuộc Công ty Wicab tại Mỹ. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ muốn tăng số xung điện trên miếng lót lưỡi lên con số 4.000 để hình ảnh mà người mù "nhìn" thấy sẽ trở nên rõ nét hơn. Do người sử dụng không thể ăn khi dùng BrainPort, các nhà phát minh hy vọng họ sẽ thu nhỏ kích thước miếng lót lưỡi để người sử dụng có thể gắn nó ở sau răng hoặc trên vòm họng. Thử nghiệm thiết bị trên diện rộng đối với các binh sĩ mù sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

 

Ống na-nô các-bon có thể sinh dòng điện lớn

 

Các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa phát hiện phương thức phát điện mới: lợi dụng ống na-nô các-bon  để tạo ra dòng điện, có thể áp dụng cho những thiết bị siêu nhỏ.

 

 

Ðầu tiên, nhóm nghiên cứu chuẩn bị ống na-nô các-bon có đường kính 1mm, sau đó phủ một lớp nhiên liệu lên bề mặt của ống, lợi dụng chùm la-de hoặc tia lửa điện cao áp đốt cháy lớp nhiên liệu một đầu ống. Khi đó, sóng nhiệt sản sinh chuyển động men theo ống. Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình trên truyền đi với tốc độ rất nhanh, hình thành dòng sóng nhiệt đưa điện tử chuyển động, tạo ra dòng điện lớn. Hệ thống thử nghiệm này đã có thể cung cấp điện năng. Ðiện năng tạo ra từ ống na-nô các-bon bằng 100 lần so với điện năng của pin Lithium-ion cùng trọng lượng. Ðiện năng của hệ thống thí nghiệm này tạo ra lớn hơn nhiều so với kết quả tính toán nhiệt điện thông thường. Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể đánh giá hết những ứng dụng của hệ thống này trong tương lai, nhưng nó có thể cung cấp năng lượng cho thiết bị điện tử siêu nhỏ và thiết bị cảm biến môi trường. Về lý thuyết, hệ thống này không bị tổn hao như pin điện. Các nhà nghiên cứu dự định sử dụng chất liệu phủ khác nhau để hệ thống này tạo ra dòng điện xoay chiều và có thể phát triển cho nhiều ứng dụng khác. Dự án mở ra trang mới trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng.

 

 

 

Theo Nhândân Online

Tệp đính kèm