Cập nhật: 06/04/2010 00:06:08 Article Rating
Xem cỡ chữ

Bệnh hô hấp trên gia súc có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, phổ biến nhất là giai đoạn chuyển mùa. Hiện nay, thời tiết nắng nóng gay gắt cũng là thời điểm có tỉ lệ bệnh tăng cao và có thể gây chết đột ngột cho gia súc là nỗi lo của bà con chăn nuôi.

* Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng: Có thể do vi khuẩn hay virus, Thí dụ:

 

- Trên heo: Bệnh Tai xanh (Porcine Respiratory Repreduction Syndrome – PRRS do virus Lelystar), Bệnh Viêm phổi-màng phổi (do Actinobacillus pleuropneumonia), Tụ huyết trùng (do Pasteurella multocida),Viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (do Bordetella bronchiseptica), Viêm phổi, khớp, xoang và màng não (bệnh Glasser do Haemophillus parasuis), Hô hấp mãn tính (Suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae)

 

- Trên trâu, bò: Viêm phổi ( do Mannheimia haemolytica), Tụ huyết trùng (Pasteurella multocida), Viêm não-màng não huyết khối, viêm phổi, sảo thai, viêm khớp, viêm cơ tim và nhiễm trùng máu (do Histophilus somni), Viêm vú (Mycoplasma bovis), Viêm kết-giác mạc (do Moraxella bovis)

- Trên chó: Ho cũi chó ( do Bordetella bronchiseptica), Nhiễm khuẩn kế phát các bệnh do virus như Caré, Phó cúm,…gây viêm đường hô hấp do Pasteurella, Mycoplasma, Bordetella, Staphylococcus, Streptococcus, Pseudomonas spp,…

* Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh đường hô hấp rất đa dạng, nhưng triệu chứng chung là: mệt mỏi, mũi ướt hoặc chảy mũi, sốt, chảy nước mắt, tai rũ, thở khó, thở bụng, tím tái và lạnh phần mõm, chót tai, cuối các chi. Có thể có dịch mũi đặc (màu trắng, hoặc hơi xanh như mủ), hoặc chảy nhiều nước dãi, phù nề hầu (bệnh Tụ huyết trùng), Có thể có kèm các rối loạn sinh sản trong bệnh Tai xanh,…

 

* Điều trị:

 

Do đặc điểm bệnh phát rất nhanh (bệnh tụ huyết trùng, Viêm dính phổi-màng phổi) nên việc điều trị cần phải khẩn cấp, thuốc cần phải chọn lựa dạng tác dụng nhanh và kéo dài để cắt cơn ở những lần tái phát sau đó. Ngoài ra, thuốc cũng phải mang tính đặc trị đối với những vi khuẩn đặc biệt như Mycoplasma sp, Heamophilus,…thì mới diệt được mầm bệnh. Đối với một số bệnh do virus gây giảm sức đề kháng cho gia súc, dễ gây kế phát các bệnh khác như Tai xanh trên heo, Caré trên chó, … thì việc điều trị là không thể. Trường hợp kết hợp nhiều biện pháp để nâng sức cho gia súc, điều trị triệu chứng và phòng tránh nhiễm trùng kế phát bằng kháng sinh thì liều trình sẽ kéo dài (có thể khoảng 7-10 ngày), hiệu quả thấp (khoảng 50-60 %), và chi phí cũng như công sức sẽ rất lớn.

 

Hiện nay Cty Vemedim có một dạng sản phẩm đặc trị bệnh hô hấp cho gia súc: Tulavitryl sử dụng với một liều duy nhất 1ml/40 kg thể trọng. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài giúp chặn đứng ngay cơn kịch phát, hiệu quả kéo dài giúp ngăn ngững cơn kế phát sau đó. Với phổ kháng khuẩn rộng tác động chuyên trên các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sẽ giúp điều trị khỏi hầu hết các bệnh hô hấp tránh tình trạng điều trị không hiệu quả do điều kiện chẩn đoán thường dựa trên triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra với đặc điểm hàm lượng thuốc lưu trữ lâu trong huyết tương, trong mô phổi, Tulavitryl còn có thể giúp ích cho việc phòng các nhiễm trùng kế phát do suy giảm sức đề kháng bởi các bệnh do virus như Tai xanh, Caré,…

Liều trình cụ thể có thể áp dụng như sau:

Tulavitryl: 1ml/40 kg thể trọng, 1 liều duy nhất

Furo: 1ml/20 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục (có thể nên tiêm vào buổi chiều tối)

VimeLiptyl: 1ml/10 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục

Bromhexine: 1ml/10 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục

Ketovet 5 %: 1ml/16 kg thể trọng, mỗi ngày/ lần, 2-3 liều liên tục

Nâng sức, nâng lực gia súc bằng các loại vitamin: Vimekat, Vime Canlamin, B complex fortified…

 

 

 

Theo Báo NNVN

 

Tệp đính kèm