Cập nhật: 27/02/2010 16:25:33 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII năm 2010 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức với quy mô hoành tráng của Đại lễ Hội thơ ca đã bắt đầu khởi động vào trưa 26/2 (13 tháng Giêng Canh Dần) bằng một nghi lễ mới và đặc biệt quan trọng là Lễ rước lửa truyền thống từ Đền Hùng về Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII năm 2010 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức với quy mô hoành tráng của Đại lễ Hội thơ ca đã bắt đầu khởi động vào trưa 26/2 (13 tháng Giêng Canh Dần) bằng một nghi lễ mới và đặc biệt quan trọng là Lễ rước lửa truyền thống từ Đền Hùng về Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

 

Đây là hoạt động văn hóa đầu tiên khởi động cho Chuỗi sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Rước lửa truyền thống là một nội dung mới trong Ngày Hội thơ Việt Nam năm nay với mục đích tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống trong Lễ hội Thơ hiện đại; khuyến khích động viên văn nghệ sĩ tập trung trí tuệ, tình cảm sáng tác những tác phẩm văn học tốt hơn, hay hơn trong quá trình Đổi mới của đất nước.

 

Ban Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ VIII hy vọng sẽ thắp lên trong lòng giới văn nghệ và bạn đọc yêu thơ ngọn lửa sáng tạo và yêu nước, làm phong phú thêm truyền thống yêu chuộng thơ ca và hòa bình của một dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

 

Đúng 12 giờ trưa 26/2, tại Đền Thượng, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã làm chủ lễ xin lửa. Ngọn lửa truyền thống được rước về dự Ngày Thơ Việt Nam tại trường Phổ thông trung học Vũ Thê Lang, thành phố Việt Trì, lưu giữ tại Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ.

 

Sáng 27/2, Hội Nhà văn Việt Nam, đoàn diễn viên múa trống đồng Phú Thọ đã diễu hành rước ngọn lửa về Vĩnh phúc.

 

Tại đầu cầu Việt Trì (phía nam), lãnh đạo tỉnh và Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc đón nhận ngọn lửa và chuyển về thắp sáng trên đài lửa Ngày Thơ Việt Nam tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).

 

Chiều 27/2, ngọn lửa được giới văn nghệ sĩ Vĩnh Phúc, Phú Thọ chuyển về trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam và lưu giữ ở đây.

Ngày 28/2 ngọn lửa truyền thống sẽ được Ban tổ chức chuyển về Văn Miếu-Quốc Tử Giám, địa điểm chính của Đại lễ Hội Thơ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội./.

 

 

Theo Vietnam+/TTXVN

 

Tệp đính kèm