Cập nhật: 02/11/2012 16:04:13 Article Rating
Xem cỡ chữ

Liên hoan quốc tế Phim Nhân học năm 2012 do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa và Trung tâm Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh thành phố tổ chức từ ngày 10-14/11/2012.

Với chủ đề “Xã hội hiện đại và các tiểu văn hóa”, Liên hoan quốc tế Phim Nhân học 2012 lần đầu tiên tại Việt Nam thu hút sự tham dự của các nhà làm phim nhân học đến từ các nước trong khu vực và thế giới. Đã có 70 phim nhân học của các nước Mỹ, Đức, Anh, Australia, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Indonesia… gửi về tham dự chương trình, trong đó Việt Nam có 18 tác phẩm phim đăng ký tham dự như "Ông lão bán chuối" (đạo diễn Từ Thị Thu Hằng); "Trận cầu bùn"(đạo diễn Vũ Tú Quyên)…

 

Ban tổ chức đã chọn lọc 55 phim nhân học và sẽ tiến hành trình chiếu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Thành phố Hồ Chí Minh), trường Đại học Văn hóa và Trung tâm Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh thành phố.

 

Theo PG. TS Bùi Quang Thắng, Trưởng ban điều hành liên hoan, mặc dù phim nhân học vẫn còn khá mới mẽ đối với người dân, tuy nhiên, đây là những thước phim miêu tả chân thực nhất về đời sống văn hóa xã hội.

 

Nét đặc biệt nhất của thể loại phim này chính là khán giả sẽ được nghe trực tiếp được lời thoại sống động của chủ thể nhân vật.Trong khuôn khổ của chương trình, buổi thuyết trình về quan điểm và phương pháp làm phim nhân học cũng sẽ được diễn ra, nhằm giúp khán giả hiểu rõ hơn về thể loại phim này.

 

Khởi thủy phim nhân học là một chuyên ngành của Nhân học (hoặc Dân tộc học như cách gọi của một số nước), một ngành khoa học quan trọng trong các khoa học xã hội và nhân văn hiện đại.

 

Phim nhân học thời kỳ đầu đơn giản là sự mô tả sống động những bối cảnh văn hóa, những hành vi, phong tục kỳ lạ của những tộc người hay nhóm người mà văn hóa của họ được coi là “man dã” hay xa lạ với văn hóa phương Tây. Một loạt phim của thời kỳ này như “Nanook của phương Bắc” (đạo diễn Flaherty), series phim về người Cung ở Tây Phi của J. Marshall, hay bộ phim “Chim chết” của R. Gardner….đã trở thành những bộ phim tài liệu kinh điển hay nhất mọi thời đại.

 

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều nhà làm phim nhân học đã hướng nghiên cứu của mình vào chính những sự vận động của cuộc sống qua cái nhìn của chủ thể văn hóa ấy như các chủ đề về di cư, nhập cư, đồng tính, các nhóm nghèo, biến đổi văn hóa…

 

PG. TS Bùi Quang Thắng, Trưởng ban điều hành liên hoan:

Phim nhân học (hay còn gọi là phim dân tộc học) đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ đầu. Tuy nhiên, dù có sự biến đổi, phát triển thế nào thì loại phim này vẫn còn lại những đặc điểm căn bản của nó, đó là thể loại phim tài liệu (tức là không hư cấu - No fiction Film) về những nền văn hóa khác nhau trên hành tinh này hoặc về những tiểu văn hóa của các nhóm xã hội trong xã hội hiện đại.

 

Nhưng, nếu thiếu đi yếu tố nghệ thuật thì phim nhân học chỉ còn lại là những mớ tài liệu khô cứng, chỉ làm tài liệu minh họa cho các nhà nghiên cứu thôi, nó không tác động được đến tình cảm của công chúng và như vậy thì nó mất đi một chức năng căn bản của mình là: chia sẻ cảm xúc.

 

Những cảnh quay chân thực, sống động với giọng điệu của chủ thể (thay vì lời bình), những kỹ thuật cũng đồng thời là nghệ thuật quay/ dựng phim, những kết cấu tính kịch cao trong phim… đã làm nên điều đó.

 

PG. TS Bùi Quang Thắng, Trưởng ban điều hành liên hoan:

Phim nhân học (hay còn gọi là phim dân tộc học) đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ đầu. Tuy nhiên, dù có sự biến đổi, phát triển thế nào thì loại phim này vẫn còn lại những đặc điểm căn bản của nó, đó là thể loại phim tài liệu (tức là không hư cấu - No fiction Film) về những nền văn hóa khác nhau trên hành tinh này hoặc về những tiểu văn hóa của các nhóm xã hội trong xã hội hiện đại.

 

Nhưng, nếu thiếu đi yếu tố nghệ thuật thì phim nhân học chỉ còn lại là những mớ tài liệu khô cứng, chỉ làm tài liệu minh họa cho các nhà nghiên cứu thôi, nó không tác động được đến tình cảm của công chúng và như vậy thì nó mất đi một chức năng căn bản của mình là: chia sẻ cảm xúc.

 

Những cảnh quay chân thực, sống động với giọng điệu của chủ thể (thay vì lời bình), những kỹ thuật cũng đồng thời là nghệ thuật quay/ dựng phim, những kết cấu tính kịch cao trong phim… đã làm nên điều đó.

 

 

 

Theo Lộc Hà/GD và TĐ Online

Tệp đính kèm