Có hai loại rau dền: dền trắng (dền cơm) và dền tía (dền canh). Rau dền thường mọc hoang hoặc gieo hạt, ươm cành, dùng để rau nấu canh hoặc luộc trong bữa cơm. Rau dền có hàm lượng vitamin A rất cao cộng thêm các vitamin B(1, 6, 12), C, PP, các protid, đặc biệt hàm lượng lysin cao hơn cả lúa, mì, đậu nành, bắp vàng.
Vị ngọt, tính mát, có tác dụng lọc máu, mát gan, bổ thận, lợi tiểu, giải độc tố nấm. Khi bị ngộ độc nấm, hái một nắm rau dền cơm hay dền tía nhai nuốt nước. 3 phút sau sẽ gây nôn ói, thải độc tố nấm. Mỗi ngày, luộc 500gr rau dền trắng hoặc tía, nêm thêm ½ muỗng muối và 10gr hạt bí rợ sẽ giúp thông tiểu, hết táo bón, trị côn trùng đốt gây mẫn ngứa, lặn mề đay.
Bên cạnh các hiệu quả chữa trị trên, các lương y thuốc nam đã phát hiện ra dền gai đỏ là loại thảo dược quý mọc hoang ở nhiều nơi trước giờ không được quan tâm, trong khi ở Mỹ, Pháp, Nga, Ba Lan và Đức, người ta đã từng sử dụng nó chế biến thuốc. Màu đỏ tươi của dền gai là tổng hợp thiên nhiên của betasanthin (màu đỏ tía) và betacyamin (màu vàng chanh tự nhiên) là chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể tránh được các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư. Do vậy, nấu dền gai đỏ nên rửa sạch, để vỏ tốt hơn tước bỏ. Do chất xơ của dền chứa hợp chất bataine (một tổng hợp chất từ nitrogen) giúp thư giãn tinh thần, kích thích quá trình tổng hợp hoạt chất sinh học serotonin là chất dẫn truyền thần kinh. Rau dền còn giúp hạ cholesterol, vô hiệu hóa bệnh động mạch vành, ngăn ngừa chứng ung thư phổi và da. Ngăn chặn những hợp chất nitrosamines, thủ phạm gây ung thư máu, phổi và vú ở phụ nữ trên 35 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả nhất là rau dền giúp ổn định tinh thần nhờ các vitamin C, A, floric, magiesum và vitamin B6.
Theo Báo Thanh Niên Online