Ăn uống trong phòng chống bệnh ung thư. Ung thư là bệnh khá phổ biến và có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hơn 30% số bệnh ung thư có thể dự phòng được qua con đường ăn uống và lựa chọn thực phẩm.
Những căn cứ gây bệnh ung thư qua ăn uống
Tất cả các loại động thực vật, các loại thực phẩm có nguồn gốc động, thực vật trong quá trình sinh trưởng, gia công, đóng gói, vận chuyển đều có khả năng bị nhiễm các chất, yếu tố gây ung thư, sau khi vào cơ thể sẽ trở thành tác nhân gây ung thư. Loại thực phẩm này trong quá trình thực nghiệm trên động vật đã cho thấy: con đường chúng xâm nhập vào cơ thể con người thường có 4 loại:
Vật trực tiếp gây ra ung thư:
Đồ ăn bị nhiễm vi khuẩn, mốc, ô nhiễm môi trường, khí quyển, ô nhiễm do nấu nướng hun khói sinh ra các chất khí độc hại gây ung thư. Năm 1997, Trung tâm nghiên cứu Ung thư quốc tế lấy 145 loại thức ăn và phát hiện trong số đó có chất gây ung thư. Tính gây ung thư của những thức ăn đã được chứng minh qua thử nghiệm trên động vật.
Vật có tính nội sinh dẫn đến ung thư: ví dụ như muối nitrosamine, bản thân nó không có tác dụng gây ra ung thư nhưng dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột sẽ cùng với hợp chất các loại muối nitơ khác được hình thành do phản ứng phân giải protein sẽ có hoạt tính dẫn đến ung thư tương đối mạnh. Dịch mật, axít mật và các chất khác do gan tiết ra, dưới tác dụng của vi khuẩn đường ruột cũng có thể hình thành chất gây ung thư.Tăng cường sự tiếp xúc giữa chất gây ung thư với một số cơ quan trong cơ thể người: Nguyên nhân phát bệnh u bướu của 4% người bệnh là có liên quan đến uống rượu. Bản thân rượu trắng thì không gây ung thư nhưng rất nhiều chất gây ung thư có thể hòa tan vào hợp chất hữu cơ, có thể thông qua rượu, truyền vào các cơ quan khác gây ung thư.
Tăng cường tính mẫn cảm của các cơ quan bị ung thư: Như đã biết, chất béo có thể kích thích sự bài tiết của hormon sinh dục nữ, tăng cường tính nhạy cảm của các chất gây ung thư và sự sinh trưởng của các u bướu ở tuyến vú, tử cung khiến cho tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến vú, tử cung cao.Trong thống kê, 50% số bệnh ung thư có liên quan đến ăn uống. Lượng hấp thu một số loại chất dinh dưỡng không đủ hoặc không cân bằng có thể ảnh hưởng, dẫn đến sự thay thế nhau của các chất có hại, cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào và chức năng miễn dịch trong cơ thể con người, làm tăng thêm tính nguy hiểm của việc phát sinh bệnh ung thư. Các chất thường gặp trong thực phẩm dễ gây ung thư có những nguồn gốc dưới đây:
Thành phần vốn có trong thức ăn: Có một số loại thực vật có chứa trong nó một lượng độc tố tự nhiên nhất định, trong đó có một bộ phận có hoạt tính gây ung thư. Ví dụ: Độc tố trong rau loại dương xỉ có thể dẫn đến ung thư bàng quang ở động vật, ung thư thực quản ở người; độc tố trong cây tô thiết có thể gây ung thư gan, ung thư thận; chất long não, dầu hương hồi, dầu đinh hương trong mỳ chính đều có chứa hoạt tính gây ung thư.Ô nhiễm độc tố và nấm mốc: Có hơn 40 loại nấm mốc gây ra bệnh ung thư, trong đó nấm aspergillusflanis là chất gây ung thư nhiều nhất, là yếu tố chính gây bệnh ung thư gan, phân bố trong tự nhiên, rất dễ truyền nhiễm.
Ba loại ô nhiễm công nghiệp: Chất thải, khí thải, nước thải xuất hiện trong quá trình sản xuất thường chứa rất nhiều benzen. Lấy benzen làm đại diện cho chuỗi nguyên tố oxit, là chất dễ gây ung thư, có thể gây ô nhiễm cho nông sản vật, đất đai, nước, không khí, tôm, cua sống trong khu vực bị ô nhiễm sẽ không còn năng lực phân giải, rất dễ bị tích các chất trong cơ thể, trong đó chất polycyclic aromatic hydrocacbon có thể gây ung thư dạ dày, ung thư phổi, bệnh máu trắng.
Theo SK & ĐS Online