Cập nhật: 04/06/2011 15:01:56 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngày 3/6/2010 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/CT–CT về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh ở lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn văn Chỉ thị nói trên như sau:

Chỉ thị

về việc triển khai các biện pháp phòng, chống

bệnh ở lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

 

Hiện nay, theo Viện vệ sinh dịch tễ TW bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây sang người nếu như ăn phải lợn ốm, chết do mắc bệnh liên cầu khuẩn. Đây là một loại bênh nguy hiểm chưa có văc xin phòng bệnh cho động vật và người. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện ở một số hộ gia đình thuộc huyện Sông Lô có trường hợp nghi nhiễm bệnh liên cầu khuẩn do giết mổ và ăn thịt lơn ốm chết.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh ở lợn trong đó có bệnh liên cầu khuẩn trên địa bàn tỉnh và thực hiện văn bản số 2081/BNN – TY ngày 31/7/2007 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT về dịch bệnh viêm cầu khuẩn ở lợn lây sang người và một số biên pháp phòng chống cấp bách. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị thực hiện ngay một số nội dung sau:

1.       UBND các huyện, thành, thị:

-          Chỉ đạo và giao trách nhiệm cho UBND các xã , phường, thị trấn tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình bệnh ở lợn, đặc biệt là bệnh liên cầu khuẩn đến thôn xóm, hộ chăn nuôi. Nếu phát hiện có lợn nghi mắc bệnh liên cầu khuẩn hoặc lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân phải báo cáo khẩn cấp về BCĐ các cấp và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp khống chế, bao vây không để lây lan.

-          Tổ chức thông tin tuyên truyền sâu rộng về tính nguy hiểm của bênh liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng, chống trên hệ thống thông tin đại chúng, để mọi người dân nhận thức đầy đủ, tích cực tham gia thực hiện.

-          Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin phòng bệnh cho đàn lợn theo quy định và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

-           Thực hiện công tác vệ sinh khử trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

-          Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lơn trên địa bàn, kien quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

2.       Giao Sở Nông nghiệp & PTNT:

-          Phối hợp các ngành, UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp phòng, chống kịp thời không để lây lan.

-          Chỉ đạo chi cục Thú y:

+ Tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn cho Thú y cơ sở và hộ chăn nuôi lợn về phát hiện bệnh, biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

+ Phối hợp với BCĐ cấp huyện, UBND cấp xã giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở lợn, đặc biệt là bệnh liên cầu khuẩn trên địa bàn tỉnh, nhằm phát hiện sớm xử lý kịp thời và cử cán bộ trực tiếp chỉ đạo phòng, chống tại các địa phương cơ sở và tổ chức kiểm tra tại tất cả các chợ nếu phát hiện có lơn ốm, chết bán kiên quyết xử lý theo quy định.

+ Tăng cường công tác kiểm địch động vật, kiểm soát giết mổ, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra, vào địa bàn tỉnh.

3.       Các Sở, ban, ngành:

-          Sở Y tế: Triển khai công tác tuyên truyền sau rộng về bệnh ở động vật lây lan sang người, nhất là bệnh liên cầu khuẩn và các biện pháp phòng, chống trong nhân dân. Phổ biến đến toàn dân không ăn thịt lợn ốm, chết và chưa nấu chin như tiết canh, nem chua, nem chạo… thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo, tập huấn đến các đơn vị, cơ sở trong ngành phác đồ điều trị cụ thể. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, phương tiện phòng, chống và cơ số thuốc điều trị bệnh nhân khi có tình huống xảy ra.

-          Các Sở, ngành: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Công an, Thông tin & Truyền thông, Khoa học & Công nghệ, Tài nguyên & Môi trường, Công thương… theo chức năng nhiệm vụ của mình , phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành, thị; Ngành Nông nghiệp & PTNT, ngành Y tế thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ở lợn trong đó có bệnh liên cầu khuẩn.

-          Đề nghị cơ quan thông tin đại chúng , các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với ngành Nông nghiệp & PTNT, ngành Y tế tuyên truyền vận động, hướng dẫn để người chăn nuôi tích cực tham gia.

-          Trưởng BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Giám đốc các Sở, ngành; Thủ trưởng các đơn vị và BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, các tổ chức liên quan nghiêm túc tổ chức  thực hiện nội dung chỉ thị này./.

 

                   KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

   (Đã ký) 

   Trần Ngọc Tư

Tệp đính kèm