Cập nhật: 15/05/2012 15:05:24 Article Rating
Xem cỡ chữ

   

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 

1. Mục đích:

 

- Nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên cơ sở, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động hòa giải, thúc đẩy giao lưu văn hóa pháp lý, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở;

 

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng pháp luật, củng cố tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác hòa giải ở cơ sở.

 

2. Yêu cầu

 

- Tất cả các tổ hòa giải lựa chọn, cử thành viên tham dự Hội thi;

 

- Hội thi phải được tổ chức đảm bảo tính nghiêm túc, thiết thực tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương;

 

- Việc tổ chức Hội thi ở các cấp phải đảm bảo đúng tiến độ Kế hoạch, khách quan, công bằng, dân chủ, tránh hình thức, tạo không khí hào hứng, phấn khởi đối với các hòa giải viên khi tham gia cuộc thi.

 

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, TỔ CHỨC HỘI THI

 

1. Đối tượng: Hòa giải viên của các tổ hòa giải cơ sở ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

 

2. Nội dung thi: Bao gồm ba phần:

 

a. Phần lý thuyết: Kiểm tra kiến thức pháp luật và nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động hòa giải ở cơ sở; sự hiểu biết kiến thức pháp luật về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, xử lý vi phạm hành chính….trong thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở.

 

b. Phần thực hành: Xử lý tình huống cụ thể bằng cách vận dụng pháp luật, phong tục tập quán tốt đẹp và năng khiếu cá nhân để hòa giải các tranh chấp trong cộng đồng dân cư.

 

c. Phần thi tự chọn: Mỗi thí sinh chọn một tình huống cụ thể trong bộ câu hỏi của Ban Tổ chức Hội thi xây dựng thành tiểu phẩm có thể mời người khác cùng tham gia, nhưng thí sinh là hòa giải viên phải là vai chính để xử lý tình huống đó, trên cơ sở vận dụng pháp luật, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương và năng khiếu cá nhân để xử lý tình huống.

 

3. Hình thức thi:

 

Tổ chức theo hình thức sân khấu hóa. Người dự thi trả lời câu hỏi về kiến thức pháp luật và xử lý tình huống, phần thi tự chọn có thể mời người khác cùng xây dựng thành tiểu phẩm.

 

4. Tổ chức Hội thi:

 

Hội thi được tổ chức ở ba cấp: Cấp xã, cập huyện và cấp tỉnh.

 

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

 

1. Thời gian và các bước tiến hành

 

a. Bước 1: Chuẩn bị (Hoàn thành trong tháng 6)

 

* Cấp tỉnh:

 

- Thành lập Ban Tổ chức Hội thi thành phần gồm đại diện cơ quan, đoàn thể: Công an, UBMTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội CCB, Đài Phát thanh – Truyền hình, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, SởTài chính.

 

- Ban Tổ chức Hội thi xây dựng Thể lệ Hội thi và tổ chức tuyên truyền, phát động Hội thi.

 

* Cấp huyện:

 

UBND các huyện, thành, thị xây dựng Kế hoạch triển khai tổ chức Hội thi của huyện, thành, thị và thành lập Ban Tổ chức Hội thi tương tự như cấp tỉnh.

 

* Cấp xã:

 

UBND các huyện chỉ đạo việc tổ chức Hội thi ở cấp xã. Các xã, phường, thị trấn có điều kiện thi tổ chức Hội thi hoặc tuyển chọn các đội thi cấp xã để tổ chức thi cấp huyện xây dựng Kế hoạch triển khai tổ chức Hội thi của cấp xã để chỉ đạo tổ chức Hội thi.

 

b. Bước 2: Tổ chức Hội thi

 

- Cấp xã: Tổ chức Hội thi xong trước ngày 30/7/2012.

 

- Cấp huyện: Tổ chức Hội thi xong trước ngày 30/8/2012. Mỗi huyện chọn 01 thí sinh đạt kết quả cao trong Hội thi cấp huyện tham dự Hội thi cấp tỉnh.

 

- Cấp tỉnh: Tổ chức Hội thi xong trước ngày 30/9/2012.

 

2. Kinh phí Hội thi

 

Kinh phí tổ chức Hội thi cấp nào do cấp đó bố trí. Ban Tổ chức Hội thi ở mỗi cấp có trách nhiệm dự trù kinh phí báo cáo UBND cùng cấp để xem xét quyết định.

 

 

(Trích Kế hoạch 1655/KH-UBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnh)

Tệp đính kèm