Cập nhật: 12/06/2014 08:37:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

    

 

CÔNG ĐIỆN

Số 01 /CĐ-VP hồi 13 giờ 30 ngày 11 tháng 6 năm 2014

BAN CHỈ HUY PCLB TỈNH VĨNH PHÚC

ĐIỆN:

    - Ban chỉ huy PCLB & TKCN:   Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh, các sở, ban, ngành;

    - Ban chỉ huy PCLB & TKCN:   Các huyện, thành phố, thị xã;

    - Chi cục Thủy lợi;

    - Các công ty:      TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn, Tam Đảo, Phúc Yên,Lập Thạch.                                                                 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 10 đến ngày 12/6 ở Bắc Bộ sẽ có nơi mưa vừa, có nơi mưa to, từ ngày 11 đến ngày 13/6, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ vừa, với biên độ ở thượng lưu từ 3 đến 5 mét. Mưa lớn có thể gây ra lũ quét và sạt lở đất ở các huyện miền núi, ngập úng ở các huyện, thành phố, thị xã đồng bằng, thấp trũng.

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Ban chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành, các cơ quan đơn vị, các Công ty TNHH một thành viên Thuỷ lợi và nhân dân trong tỉnh triển khai thực hiện một số nội dung công việc sau:

1. Triển khai thực hiện kế hoạch PCLB và Phương án phòng tránh lũ quét tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 đã được phê duyệt; tăng cường tuần tra canh gác đê, kè, cống nhất là các cống dưới đê, đập. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng xử lý ngay giờ đầu các sự cố về đê, đập khi vừa phát sinh. Thông báo đến nhân dân biết về tình hình thời tiết mưa lũ để chủ động thu hoạch hoa màu, bảo vệ các trà mạ, rau màu mới gieo trồng, tổ chức huy động lực lượng giúp dân khi cần thiết;

2. Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, hệ thống các trục tiêu lớn, tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống trạm bơm tiêu úng, sửa chữa thay thế kịp thời những thiết bị phụ tùng hư hỏng để có thể vận hành được ngay khi cần thiết. Tổ chức khơi thông các luồng lạch, tháo dỡ các vật cản (đăng, đó, bèo) trên các trục tiêu, sông tiêu để tiêu thoát nước nhanh nhất;

3. Chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở, các ngành liên quan kiểm tra, rà soát chặt chẽ các khu vực dân cư sinh sống ven sông suối, khu vực thấp, trũng, vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, lập các chốt canh gác tại ngầm, suối khi xuất hiện lũ. Chỉ đạo sơ tán dân ra khỏi vùng thấp trũng, ven sông suối. Triển khai các phương án chống ngập úng ở các vùng thấp trũng, ngập lụt ở đô thị, nhằm đảm đảm an toàn cho người, tài sản của nhà nước và nhân dân trên địa bàn;

4. Kiểm soát chặt chẽ việc vận hành hệ thống hồ chứa theo quy trình được duyệt. Có phương án xử lý đảm bảo an toàn công trình và hạ du đối với các hồ đang thi công, nhất là các hồ đang có sự cố. Đảm bảo an toàn cho hạ du trong mọi tình huống. Thông báo kịp thời cho các Chủ công trình đang xây dựng ven các triền sông, suối biết để chủ động phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản;

5. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu kịp thời trong mọi tình huống có thể xảy ra. Tổ chức trực ban tại Văn phòng thường trực CLB nghiêm túc 24/24 giờ, tổng hợp, báo cáo kịp thời mọi diễn biến về Ban chỉ huy PCLB tỉnh theo số điện thoại: 3.862.518, Fax: 3.861.721.

Ban chỉ huy PCLB tỉnh đề nghị Ban chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành, các đơn vị và nhân dân triển khai, thực hiện nội dung trên.

 

 

TL. TRƯỞNG BAN

CHÁNH VĂN PHÒNG

 

(Đã ký)

Nguyễn Đức Sinh

 

Tệp đính kèm