Có nhiều loại thuốc trong trị liệu có tác dụng không mong muốn đối với người bệnh thận như nhóm digitalin (digoxin): Khi suy thận, rối loạn điện giải (tăng canxi huyết hoặc hạ kali huyết) và sau buổi lọc máu dùng digoxin có thể bị nhiễm độc. Nhóm anticholinergic như trihexyphenidyl có thể gây bí đái, đái không tự chủ. Cyclophosphamid gây viêm bàng quang xuất huyết. Nhóm độc tế bào, methotrexat, acyclovir có thể gây tăng ure huyết và suy thận cấp chức năng. Nhóm giảm mỡ máu như fibrat, statin có thể gây tăng men gan (GOT, GPT) và giảm chức năng thận.
Dấu hiệu suy thận (phải): bề mặt lổn nhổn, suy giảm chức năng, kích thước nhỏ hơn, protein nước tiểu cao
Dược lực học của thuốc phụ thuộc vào sự hấp thụ, phân bổ, chuyển hóa và thải trừ. Độ thanh thải thuốc qua thận phụ thuộc vào mức lọc cầu thận và quá trình vận chuyển qua ống thận. Mặt khác, cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc ở người bị bệnh thận như tuổi tác, bệnh nhân có đái tháo đường và suy tim, giai đoạn bệnh thận và mức độ suy thận. Dùng liều cao và kéo dài. Phối hợp nhiều thuốc.
Song về nguyên tắc, để điều chỉnh liều của thuốc cho người bị bệnh thận, trước hết cần biết loại thuốc đó có thải trừ hoàn toàn qua đường thận - tiết niệu hay không và thuốc đó độc hại như thế nào. Do đó, đối với loại thuốc mà tác dụng phụ chỉ liên quan rất ít hoặc không liên quan đến liều dùng thì không cần tính liều điều chỉnh một cách chính xác. Nhưng với các thuốc độc hại hơn, có khoảng an toàn hẹp thì cần điều chỉnh theo mức lọc cầu thận ước tính dựa vào nồng độ của creatinin huyết. Với các thuốc mà hiệu lực và độc tính có liên quan chặt chẽ với nồng độ thuốc trong huyết tương thì phác đồ điều trị khuyến cáo chỉ nên coi là một hướng dẫn ban đầu. Trong quá trình điều trị cần thăm dò liều cẩn thận.
Theo BS. Hoàng Thanh Sơn/suckhoedoisong.vn