Ngày 27/10/2014, Ban chỉ đạo CCTP tỉnh ban hành Kế hoạch số 15 – KH/CCTP về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp. Nội dung Kế hoạch như sau:
Căn cứ Kế hoạch số 38-KH/CCTP, ngày 15/8/2014 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về “đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp”, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. Mục đích, yêu cầu, phạm vi
1. Mục đích của việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp nhằm:
- Tăng cường hơn nữa sự thống nhất về nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức, hoạt động tư pháp; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần các văn kiện của Đảng; góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp.
- Tăng cường sự hiểu biết của người dân, tổ chức đối với chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, qua đó tạo sự ủng hộ và tham gia của người dân, tổ chức đối với quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp.
2. Việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cần đảm bảo các yêu cầu: thông tin, tuyên truyền phải chính xác, kịp thời, thường xuyên các nhiệm vụ, chủ trương và quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp; lựa chọn phạm vi và mức độ thông tin phù hợp, thiết thực, hiệu quả; hình thức tuyên truyền đa dạng, gắn với nhiệm vụ cụ thể; thông tin, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, theo từng chuyên đề; phân công rõ trách nhiệm thực hiện và thực hiện bảo mật thông tin theo quy định.
3. Phạm vi thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp trong kế hoạch này bao gồm: các vấn đề về đường lối, chủ trương được đề ra trong các văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp; tình hình và kết quả thực hiện cải cách tư pháp; các kết quả hoạt động tư pháp có liên quan đến việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp.
II. Nội dung và hình thức thông tin, tuyên truyền
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền
Công tác thông tin, tuyên truyền tập trung vào những vấn đề sau đây:
a - Về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp
- Chủ trương, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản khác của Đảng.
- Kết quả thực hiện cải cách tư pháp hàng năm từ khi có chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, trọng tâm là kết quả 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và phương hướng, nhiệm vụ từ nay đến năm 2016; kết luận số 49-NQ/TW ngày 12.3.2014 của bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số số 49-NQ/TW của bộ chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
- Những quy định mới của hiến pháp năm 2013 thể chế hóa chủ trương cải cách tu pháp như: vị trí, vai trò, vai trò quyền hạn của tòa án nhân dân trong thực hiện quyền tư pháp; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,...; các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động tư pháp. Các luật về tổ chức các cơ quan tư pháp, các luật về tố tụng tư pháp và pháp luật có liên quan được Quốc hội thông qua theo tinh thần cải cách tư pháp.
- Mục đích yêu cầu và ý nghĩa việc triển khai thực hiện chủ trương tòa án nhân dân, viện kiểm soát nhân dân theo cấp xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; việc thàh lập tòa án nhân dân 4 cấp theo kết luận số 79-KL/TW và kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị.
- Ý nghĩa mục đíchcảu các chủ trương, nhiệm vị lớn, quan trọng về cải cách tư pháp: đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vj trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụngtheo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ nghiêm minh; đổi mới mô hình tố tụng theo hướng kết hợp giữa mô hình tố tụng thẩm vấn và mô hình tố tụng tranh tụng, tăng cường tranh tụng tại phiên tòa và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; việc hoàn thiện cơ chế , nâng cao vị trí, vai trò của luật sư, đổi mới tăng cường hoạt động trọ giúp pháp lý để đảm bảo quyền bào chữa cảu bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động cảu giám địnhtư pháp và xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trựo tư phấp; tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của tòa án nhân dân và ủy ban nhân dân địa phương trong công tác thi hành án và thựuc hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại một số ddịa phương...
b Về hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh. các huyện thành, thị.
- Thông tin về hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp và hoạt động cải cách tư pháp của các cơ quan , cơ qun tôt chức có liên quan ở tỉnh và các địa phương:
- Nội dung các phiên họp và hoạt động của Ban chỉ đạo CCTP tỉh, Ban chỉ đạo CCTP các huyện thành, thị.
- Tình hình, kết quả triển khai thực h iện các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và công tác tư pháp cảu các cơ quan tư pháp ở địa pương, tọng tâm là kết quả thực hiện chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp cải cách tư pháp
2- Hình thức tuyên truyền.
a- Thực hiện tuyên truyền trực tiếp thông qua hội nghị, thảo luận, tọa đàm về cải cách tư pháp, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
b- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đăng tải các văn bản của Đảng về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, các bài viết và công tác tư pháp và cải cách tư pháp trên báo chí, bản tin của cơ quan Trung ương và địa phương; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề về công tác tư pháp và cải cáh tư pháp. Tổ chức tọa đàm, trả lời phỏng vấn về cải cách tư pháp trên Đài PT-TH tỉnh và cá phương tiện truyền thông khác. Xây dựng mục hỏi - đáp trên Báo Vĩnh Phúc để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người dân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp.
c- Thông qua các phiên tòa xét xử công khai, nhất là các phiên tòa xét xử lưu động.
III. Tổ chức thực hiện.
1- Các cấp ủy, tổ chức đảng ở tỉnh: Đảng ủy Công an tỉnh; Ban Cán sự Đảng VKSND, TAND tỉnh; Đảng ủy Sở Tư pháp, Chi ủy cục Thi hành án dân sự tỉnh, Đoàn Luật sư, hội Luật gia tỉnh, các cơ quan, tổ chức đảng có liên quan có trách nhiệm:
- Căn cứ Kế hoạch này, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và xác định chương trình, kế hoạch cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên ở ngành mình về công tác thông tin, tuyên truyền về chủ chương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp từ nay đến cuối năm 2014 và những năm tiếp theo.
- Chỉ đạo mạnh mẽ, có hiệu quả phối hợp với Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương, Trung ương để đưa ra tin kịp thời nhằm thông tin, tuyên truyền về chủ chương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp đến cán bộ và nhân dân.
2- Các huyện, thành, thị ủy có trách nhiệm:
- Căn cứ Kế hoạch này, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tổ chwucs triển khai hoặc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của các chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp của Đảng và tình hình, kết quả hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp ở địa phương từ nay đến cuối năm 2014 và những năm tiếp theo
3. Các thành viên ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các tổ chức đơn vị thuộc ngành mình phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh, Trung ương tăng cường thông tin tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành mình.
- Chủ động trong việc cung cấp thông tin cho báo chí về lĩnh vực liên quan đến hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp.
4. Ban Nội chính Tỉnh ủy - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp có trách nhiệm:
- Giúp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện và đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tham mưu, Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo định hướng công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ phóng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên.
- Phối hợp với Đảng đoàn ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lồng ghép nội dung thông tin, tuyên truyền về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trong hoạt động của mình; động viên các tầng lớp nhân dân phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tư pháp và việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp tại các cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương.
5.Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có trách nhiệm:
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí của tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp, các huyện, thành, thị ủy đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp về chủ trương của Đảng, các qui định của pháp luật về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp.
6, Về trách nhiệm thông tin, báo cáo
Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự Đảng VKSND, TAND tỉnh, Đảng ủy Sở Tư pháp, Chi ủy Cục thi hành án dân sự tỉnh, Đoàn luật sư, Hội luật gia tỉnh, các huyện, thành, thị ủy trong báo cáo định kỳ hàng năm về công tác tư pháp và cải cách tư pháp có mục riêng về kết quả công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp gửi về Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Thường trực ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh tổng hợp thông tin về kết quả thực hiện Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp của các cấp ủy, tổ chức đảng để báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh và Thường trực Tỉnh ủy.
7. Kinh phí thực hiện
- Ban Nội chính Tỉnh ủy lập dự trù kinh phí báo cáo cơ quan có thẩm quyền duyệt cấp kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thuộc trách nhiệm cùa Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh.
- Đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo việc bố trí kinh phí hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp cho các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan ở tỉnh; các huyện, thành, thị ủy chỉ đạo bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động thông tin, tuyên truyền ở địa phương.
T/M BAN CHỈ ĐẠO
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC – TRƯỞNG BAN
(Đã ký)
NGUYỄN THẾ TRƯỜNG