Cập nhật: 06/02/2016 11:13:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,...

Ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Cành non và chồi thường phủ lông trắng mềm mượt óng ánh. Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, màu trắng, có từ 9 - 15 cánh, có mùi rất thơm, có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm nước hoa. Cây được trồng ở nhiều nơi làm cảnh.

Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,... Bộ phận dùng làm thuốc lá nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái về phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.

Hoa ngọc lan được sử dụng làm thuốc như sau:

Chữa đau bụng kinh: Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm. Dùng 30 ngày là một liệu trình, có tác dụng giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.

Chữa ho gà: Hoa ngọc lan 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.

Chữa viêm phế quản: Hoa ngọc lan 7 cái, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Cho tất cả vào bát hấp cách thuỷ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7-10 ngày.

Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.

BS. Thu Vân

Theo Suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm