Lập Thạch là một vùng đất cổ có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, có bề dày văn hiến và nhiều phong tục cổ tốt đẹp của nền văn minh lúa nước. Là một huyện gần kề với đỉnh của đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương, nên các phong tục tín ngưỡng còn đậm sắc thái tinh thần của người Việt cổ. Lập Thạch còn nhiều tiềm ẩn để nghiên cứu, khám phá và khai thác đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Cách trung tâm hành phố Vĩnh Yên khoảng 16 km, cách thủ dô Hà Nội khoảng 75 km, du khách đi theo quốc lộ 2A rễ vào đường 305 tỉnh lộ Vĩnh Yên – Lập Thạch đến cầu Bến Gạo rồi rẽ trái để đến thăm một số điểm du lịch của huyện.
1. Làng nghề mây tre đan Triệu Xá-Triệu Đề
Triệu Xá thời Nguyễn là địa danh một xã thuộc Tổng Sơn Bình – huyện Lập Thạch, phủ Vĩnh Tường. Nay là thôn Triệu Xá - xã Triệu Đề. Triệu Xá có nhiều điểm tụ cư, xưa gọi là làng Kim, sau là làng Ngái, làng Bèo.
Các mặt hàng chủ yếu là những vật dụng trong gia đình.: Thúng, mủng, nia, rổ, rá… Các công cụ lao động nông nghiệp ở ngoài đồng ruộng có gầu tát nước như gầu dai, gầu sòng. Sản phẩm Triệu Xá có mặt ở thị trường gần khắp miền Tây bắc Bắc bộ, ngược lên các bản rừng sâu, vùng xa, các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La…
2. Tháp Bình Sơn
Trong số tháp còn lại ở Vĩnh Phúc hiện nay chỉ có tháp Bình Sơn là cao nhất, có giá trị lớn về kiến trúc, mỹ thuật thời Lý, Trần, “Viên ngọc báu của kho tàng dân tộc”.Tháp Bình Sơn thuộc thôn Bình Sơn xã Tam Sơn – Lập Thạch. Tháp được xây vào thời Trần ở thế kỷ 13, là một cây tháp bằng đất nung xưa nhất hiện còn lại ở miền Bắc nước ta. Toàn bộ thân và móng tháp đều được xây bằng gạch, các chất kết dính là vôi luyện với đất xét.
Tương truyền xưa kia tháp cao 15 tầng nhưng do thời gian huỷ hoại hiện nay tháp chỉ còn có 11 tầng tháp và 1 tầng bệ cao trừng 16,5m. Những trận ngập úng chân tháp, đặc biệt là trận lụt năm 1971 đã làm cho tháp bị nghiêng và có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Các nhà khoa học của vụ Bảo tồn bảo tàng cùng các nghệ nhân Việt Nam đã tháo rỡ rồi lắp ráp dựng lại theo quy cách cũ. Đến năm 1974 công việc trùng tu hoàn thành.
Truyền thuyết kể xưa kia ở phía tây tháp Bình Sơn còn có một cây tháp nũa màu xanh. Một đêm nọ, dân xung quanh chợt nghe một tiếng ầm lớn, rồi từ phía cây tháp vọt lên một luồng sáng ngũ sắc. Mọi người chạy ra thì cây tháp đẫ biến mất, nơi vị trí cây tháp tụt xuống thành cái giếng hình tựa bàn chân khổng lồ, gót quay về phía Tây Nam, nước luôn thay đổi màu sắc: Khi trong vắt, lúc vàng, lúc đỏ, lúc xanh. Các cụ già trong làng còn kể lại vào những đêm trăng sáng thường thấy con vịt vàng bơi ở giếng. Giếng ấy hiện nay vẫn còn.
Du khách đến Tháp Bình Sơn, lễ chùa Vĩnh Khánh chắc còn được nghe kể nhiều câu chuyện thú vị, ly kỳ hơn nữa.
3. Nghề đá Hải Lựu
Là một làng nghề tồn tại hàng trăm năm nay ở xã miền núi Hải Lựu – Lập Thạch. Để sản xuất ra những sản phẩm từ đá những người thợ đá phải lên tận đồng Trổ đồng Trăm của núi Thét mới lấy được những thớ đá không bị ròn, màu sắc đẹp để chế tác ra sản phẩm. Bằng những công cụ thô sơ như chòng, búa, com ba, đục và với tâm huyết của người thợ, những phiến đá thô giáp sần sùi chỉ qua vài nét chạm trổ, đục đã trở thành những vật dụng có ích phục vụ đời sống.
Trước kia làng đá Hải Lựu chỉ sản xuất cối đá nhưng ngày nay đã sản xuất thêm những sản phẩm như: máng lợn, cối giã cua, lư hương, bia đá…và những hàng mỹ nghệ như: chó, voi, sư tử hí cầu, tượng phật bà quan âm…. Với tính cần cù chịu khó, với những nghệ nhân đã được đào tạo, với vốn cổ truyền thống và tài nguyên phong phú. Nghề đục đá Hải Lựu có rất nhiều triển vọng phát triển và đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến.
4.Vườn cò Hải Lựu
Xã Hải Lựu ở phía đông bắc huyện Lập Thạch với nhiều địa danh đã đi vào sử sách như sông Lô, đình Bát Cổ, chùa Am Khánh Tự và khu du lịch sinh thái Vườn cò Hải Lựu đã được nhiều người biết đến.
Vườn cò Hải Lựu thuộc thôn Dừa Lẽ – Hải Lựu – Lập Thạch – Vĩnh Phúc, cách trung tâm huyện lỵ là thị trấn Xuân Hoà khoảng 17km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích khu vực Vườn cò là 15ha, trong đó khu vực chim làm tổ là 7 ha. Độ cao mặt nền Vườn cò so với mặt nước biển là 70m. Địa hình vùng sân chim là đồi núi thấp dần đến vùng bán sơn địa nằm cạnh sông Lô. Nhiệt độ hàng năm của khu vực thay đổi theo mùa, trung bình hàng năm là 2304 lượng mưa trung bình hàng năm 1650mm.
Vườn cò Hải Lựu chiếm một nguồn tài nguyên động thực vật quan trọng và hấp dẫn của huyện Lập Thạch cũng như của Vĩnh Phúc. Một số loài chim làm tổ ở đây chiếm ưu thế về tính đa dạng di truyền, gồm các loài như cò lửa, cò lửa lùn, cò bợ, cò ruồi, cò xanh…Mùa sinh sản của các loài chim phụ thuộc vào sự đến sớm hay muộn của mùa mưa, chất lượng cây mà chúng làm tổ và nguồn thức ăn. Sự bắt đầu và kết thúc của mùa sinh sản đối với mỗi mùa diễn ra vào những thời gian khác nhau. Thực vật ở vườn chim hiện nay là những cây thuộc hệ sinh thái rừng còn sót lại do hậu quả của việc khai phá đất làm nông nghiệp như: Tre, trám, xoan, trẩu, sung, nhãn….Đây là những cây chim dùng để làm tổ, trong đó cây tre là cây có nhiều loài chim làm tổ nhất.
Khu du lịch vườn cò Hải Lựu có ý nghĩa và giá trị về mặt khoa học trong hệ sinh thái rừng thấp được bao bọc bởi các con sông với chức năng luân chuyển năng lượng và chất dinh dưỡng của môi trường. Vườn cò còn là nơi thu hút khách thăm quan du lịch, nơi giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho mọi người, nơi con người và thiên nhiên dễ hoà nhập gắn bó với nhau.
Du khách đến với Hải Lựu vào dịp đầu xuân sẽ được thưởng thức một lễ hội được coi là cổ xưa nhất của Việt Nam- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu.
5. Đền thờ tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn
Đền ở thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, Huyện Lập Thạch. Đền thờ Trần Nguyên Hãn Tả Tướng Quốc, phò Lê Lợi diệt giặc Minh giải phóng đất nước thế kỷ XV. Đền được xây dựng trên một thế đất bằng phẳng, rộng cao, tương truyền chính là nơi đặt Phủ đệ cũ của Trần Nguyên Hãn. Đền được kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, xung quanh có tường bao bọc tạo thành khuôn viên chữ “điền” vuông vắn. Liên quan tới di tích tương truyền còn có 2 vật cổ: Thanh Gươm và phiến đá mài gươm.
Chuyện kể rằng: thời kỳ giặc Minh thống trị nước ta, Trần Nguyên Hãn mới bước vào tuổi thanh xuân. Trong một lần đi cày ở nương Gò Rạch, Trần Nguyên Hãn cày lên một thanh sắt dài như gươm. Đêm đêm ông đem gươm ra mài ở một hòn đá lớn bên bờ ao Son, vì vậy hòn đá đó có tên là đá mài gươm, hòn đá có một vết lõm trông tựa như vết chém tương truyền đó là vết chém thử gươm của Trần Nguyên Hãn. Thanh gươm được Trần Nguyên Hãn mang bên người, tình cờ Trần Nguyên Hãn được một ông chủ bè ở cửa sông Phú Hậu tặng một thanh gỗ hình chuôi gươm vớt ở dưới lònh sông, khi cắm lưỡi gươm vào thì vừa khít, thanh gươm từ đó công hiệu.
Thanh gươm huyền thoại ấy đã gắn liền với những chiến tích lẫy lừng của vị công thần khai quốc thứ nhất triều Lê. Tương truyền, về sau Tôn Thất Thuyết đã mượn thanh gươm ấy đem đi Cần Vương chống Pháp.
Còn phiến đá, sau một thời gian dài bị phù sa sông Lô lấp, ngày 12/1/1998 nhân dân thôn Đa Cai tìm thấy ở độ sâu 2m nghiêng về phía ao sen, chiều dài khoảng 2,49m, chiều rộng khoảng 1,6m, bề dày khoảng 0,4m và nặng khoảng 2 tấn. Phiến đá cổ tích này được chính quyền và nhân dân xã Sơn Đông trục vớt lên, chuyển về đặt trong khuôn viên đền thờ Tả Tướng Quốc để mọi người cùng chiêm ngưỡng dấu tích còn lại của người anh hùng thủa trước.
6. Núi Sáng – Thác Bay
Núi sáng ở địa phận 2 xã Đồng Quế và Lãng Công, Lập Thạch, cao 633m. Khu núi Sáng tiếp liền với di chỉ khảo cổ học thời tiền sử với trận chiến Thu - Đông ở ghềnh Khoang Bộ.Trong núi có rừng nguyên sinh, nhiều loại cây quý, hoa cỏ lạ.Trên núi Sáng có một cảnh đẹp vừa hùng vĩ vừa ngoạn mục đó là ThácBay. Để tận hưởng thú đi chơi thácBay du khách phải tới được hết ngọn thác, cho nên không thể đi theo lối mòn trên núi mà phải lội ngược theo dòng suối. Bước đi nước chảy cuốn chân, sau khi vượt qua 2 thác nhỏ sẽ đến ngọn thác thứ 3 sừng sững lưng trời, thét gào vang động cả vùng. Thác cao chừng 30m, dòng nước dội từ trên cao đến lưng trừng bị thế đá ưỡn ra làm cho nước vồng lên rồi mới dội xuống. Khi dội xuống, nước cuốn một luồng không khí theo đến tận chân thác. Tại đây nước và không khí “chia tay” mỗi người một ngả: nước chảy suôi dòng còn không khí thì cuộn ngược tạo thành luồng gió tạt vù vù ra khắp xung quanh, giống như bão lốc kèm theo mưa bay. Du khách tới đây không tránh khỏi ướt áo, nhưng dù ướt áo vẫn tung bay, tóc cũng tung bay và mọi thứ đều tung bay…Có lẽ vì thế mà người ta mới gọi là ThácBay.
Dưới chân thác có hồ nước nhỏ trong veo, mát lạnh. Phía trên thác thứ 3 là một thác nhỏ cũng có 3 bậc như một thềm tam cấp xây bằng nước, ở bậc cuối cao chừng chục mét nước dội thẳng đứng tạo thành một bức mành mành trắng xoá. Các cụ bô lão trong vùng kể lại: “ThácBay là tên mới đặt, xưa gọi là thác Trống đánh quân reo vì tương truyền ông Nguỵ Đò Chiêm chiêu tập quân sỹ chống giặc phương Bắc”. Từ ấy ngược lên sẽ tới Bách Bung, rối hang Đề Thám”.
ST