Cập nhật: 24/08/2016 09:28:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Gạo trắng chế biến có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là khi ăn sẽ gây ra lượng đường (glucose) trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với việc bạn ăn ngũ cốc nguyên hạt.


Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc văn hóa lúa nước châu Á.

Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao, ăn nhiều dễ bị đái tháo đường hơn

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Havard đánh giá liệu các hạt gạo ngon được dùng hàng ngày có liên quan với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 hay không. Nghiên cứu được tiến hành gộp dữ liệu về chế độ ăn uống, lối sống, và tỷ lệ bệnh đái tháo đường đối với 352.000 người từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Úc.

Theo dõi 22 năm tiếp theo cho thấy mỗi phần ăn hàng ngày của 5,6 ounces (khoảng 01 chén) gạo trắng nấu chín là liên quan với một nguy cơ cao hơn 11% phát triển bệnh đái tháo đường. Những người ăn gạo trắng nhiều nhất cho thấy tăng nguy cơ đến 27% của bệnh đái tháo đường, nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí the British Medical Journal.

Gạo trắng chế biến có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là ăn nó gây ra lượng đường (glucose) trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với việc bạn ăn ngũ cốc nguyên hạt. Các loại thực phẩm như vậy có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn và các vấn đề sức khỏe khác. Nên ăn gạo trắng ở mức vừa phải, tốt nhất là kết hợp với các loại rau và ngũ cốc.

Nên ăn uống thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường?

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 01 chén cơm, phần còn lại là các thực phẩm chứa protein như thịt, cá...; chứa các loại vitamin như rau quả; chứa lipid như dầu thực vật, cá béo. Thỉnh thoảng nên có các bữa ăn chay, tức là ăn toàn thực phẩm thực vật xen kẽ.

Ăn uống lành mạnh, tập vận động hàng ngày, quản lý tốt cân nặng, kiểm tra sức khỏe đường máu định kỳ là cách phòng chống và quản lý tốt bệnh đái tháo đường hợp lý.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm