Nếu bạn mắc viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ được “trải nghiệm” cảm giác đau đớn, sưng khớp. Tuy nhiên, cũng có những triệu chứng khác để biết bạn đang bị bệnh này. Bởi đây là bệnh tự miễn dịch, ảnh hưởng tới khớp và toàn bộ cơ thể, từ đôi mắt cho tới các ngón chân.
Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp
Bên cạnh những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là cứng khớp buổi sáng, sưng đau khớp đối xứng 2 bên thì bạn không nên bỏ qua 9 triệu chứng sau:
1. Khó thở: Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng tới mạch máu và tim, vì vậy nhiều khả năng bạn sẽ có một cơn đau tim. Khó thở hoặc tức ngực cũng có thể báo hiệu một vấn đề về phổi hoặc tim.
2. Sốt cao: Sốt là phản ứng của cơ thể khi bạn bị nhiễm khuẩn. Ở người viêm khớp dạng thấp có sự rối loạn của hệ miễn dịch, bệnh có thể khởi phát sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, sốt là một biểu hiện sớm của viêm khớp dạng thấp. Bạn hãy chú ý nhiều hơn đến một cơn sốt, ớn lạnh, hay ho.
3. Tê: Nếu bị sưng, mô viêm sẽ tác động lên dây thần kinh cảm ứng đau ở dưới da, khiến bàn tay hoặc bàn chân của bạn có thể cảm thấy tê, ngứa ran…
4. Mắt đỏ: Đau mắt đỏ, gây cảm giác đau đớn là một điều đáng báo động, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Triệu chứng đỏ có thể gây ra sưng tấy ở mắt. Đôi khi, thuốc nhỏ mắt trong trường hợp này sẽ có thể giảm bớt đau nếu bị nhẹ.
5. Đục thủy tinh thể: Hầu hết mọi người cần phẫu thuật đục thủy tinh thể ở tuổi 60. Nhưng nếu bạn có bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn có thể mắc đục thủy tinh thể sớm nhất là ở tuổi 30. Sử dụng corticoid trong điều trị có thể làm cho vấn đề về mắt này nặng hơn.
6. Gãy xương: Những người mắc viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng sẽ bị loãng xương, một bệnh được đánh dấu bởi sự suy giảm canxi. Loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng, cho đến khi bạn bị gãy xương. Nhưng các bác sĩ có cách để kiểm tra các vấn đề này trước khi dẫn đến một điều tồi tệ hơn với sức khỏe của bạn. Bạn nên bổ sung canxi, vitamin D và tập thể dục để giúp củng cố xương.
7. Khô miệng: Bạn có thể không tạo ra đủ nước bọt và khô miệng thường gây ra các bệnh về nướu (phần bao quanh răng, hay còn gọi là lợi). Bệnh nhân không nghĩ rằng, điều này là do bị viêm khớp. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên cho nha sĩ biết, nếu bạn bị khô miệng kèm theo viêm khớp dạng thấp.
8. Tay hoặc chân khó di chuyển: Biến chứng hiếm gặp này xảy ra khi tình trạng viêm làm hạn chế lượng máu đến các dây thần kinh ở bàn tay hay bàn chân của bạn.
9. Điểm “nóng” trên ngón tay: Nhiều năm trước đây, một số người bị viêm khớp dạng thấp có đốm đỏ hoặc đen nhỏ trên ngón tay, xung quanh móng tay, ngón chân. Điều này cho thấy các mạch máu của bạn đang bị viêm.
Nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ viêm khớp dạng thấp
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn
Nếu bạn gặp những triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm bệnh viêm khớp dạng thấp và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Hiện nay, thuốc chữa trị viêm khớp dạng thấp vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục nghiên cứu. Tại nước ta, các chuyên gia đã bào chế ra những sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn, nhiều ưu điểm. Trong đó, thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là cây hy thiêm (có thể giúp bạn chống viêm khớp), kết hợp với nhũ hương, bạch thược, sói rừng… đã được đánh giá qua nhiều nghiên cứu khoa học và hội thảo chuyên đề về hiệu quả giảm đau nhức, cải thiện vận động của xương khớp, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát viêm khớp dạng thấp mà không có tác dụng phụ.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc duy trì sử dụng sản phẩm trên, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể áp dụng một số biện pháp như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chỉnh hình,… nhằm phục hồi chức năng vận động.
Chí Thành
Theo suckhoedoisong.vn