Ở người béo phì cholesterol trong máu thường tăng cao. Cholesterol tích lại trong mạch máu sẽ gây ức chế dòng máu và có thể dẫn tới đau tim, tăng huyết áp hoặc đột quỵ...
Béo phì có thể dẫn tới suy tim
Tăng huyết áp
Trong thực tế lâm sàng, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở người những béo phì cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Bởi mô mỡ trong cơ thể người bệnh béo phì tăng lên nhiều, khiến lượng tuần hoàn máu tăng, làm tăng lực cản ngoại vi của động mạch nhỏ, buộc tim phải làm việc nhiều, tăng nhịp đập của tim để bảo đảm cung cấp máu cho cơ thể; lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch nhỏ gây tăng huyết áp. Hơn nữa, lượng nattri tích tụ trong cơ thể người bệnh béo phì, càng làm tăng lượng tuần hoàn máu cũng gây tăng huyết áp.
Tuy nhiên cũng có người béo phì mà huyết áp vẫn bình thường. Điều này có thể liên quan tới khả năng bù đắp trong cơ thể của từng người. Đương nhiên khả năng bù đắp này có hạn, nếu không còn khả năng tự bù đắp này thì huyết áp sẽ tăng cao. Vậy việc giảm cân là biện pháp phòng ngừa chứng tăng huyết áp. Ngay cả đối với người béo phì đã mắc chứng tãng huyết áp, qua chế độ ăn uống và giảm trọng lượng cơ thể giảm thì bệnh tăng huyết áp cũng giảm.
Vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tãng huyết áp (THA), nhất là ở những người cao tuổi.
Gan nhiễm mỡ
Bình thường, mỡ do đường ruột hấp thu sẽ được phân giải, chuyển hóa trong gan, sau đó tích trữ trong mô mỡ. Khi cơ thể bị đói, mỡ tích trữ sẽ được chuyển đến gan và các tổ chức khác để phân giải. Tế bào gan có khả năng bù đắp nhất định, có thể thích ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể dẫn đến tổng hợp, chuyển đổi, lợi dụng mỡ đạt được cân bằng.
Ở những người béo phì do lượng hấp thu nhiều hơn nhu cầu, do vậy lượng mỡ vượt khả năng chịu đựng của tế bào gan, cùng với sự giảm thấp hiệu quả của insulin, cản trở sự phân giải lợi dụng mỡ trong gan, làm cho mỡ tích tụ ở gan hình thành gan nhiễm mỡ. Người béo phì thường mắc gan nhiễm mỡ, thậm chí cả trẻ em béo phì, chỉ khác nhau về mức độ bệnh, ảnh hưởng nặng nhẹ đến rối loạn chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể mà thôi.
Sau khi bị mắc chứng gan nhiễm mỡ người bệnh sẽ có cảm giác như toàn thân rã rời, bụng trướng, ăn uống kém, khó chịu ở vùng gan... Khi đi khám, bệnh nhân có thể được phát hiện gan to, bề mặt bóng, trơn, có khi sờ nắn thấy đau. Xét nghiệm máu có biểu hiện thay đổi chức năng gan, mỡ trong máu cao, trên hình ảnh siêu âm phát hiện thấy thay đổi hình sóng ở gan.
Người bệnh gan nhiễm mỡ khi phát hiện sớm thời kỳ đầu ở mức độ nhẹ, có thể thay đổi lối sống bằng cách: giảm cân tích cực, điều chỉnh chế độ ăn uống, cân bằng nhu cầu thì có thể cải thiện, thậm chí mất hẳn tình trạng gan nhiễm mỡ. Người bị nặng có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng khác thường hoặc biến đổi chức năng gan; gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.
Tăng khả năng đột quỵ
Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cũng cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Người có BMI chỉ số lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Ở người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường typ 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
Vì vậy, bệnh tim mạch không những rất dễ xảy ra ở người béo phì mà tỷ lệ tử vong ở những người này còn cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
Do vậy những người béo phì tuy rằng nhìn hình thức diện mạo vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng tình trạng béo phì vẫn âm thầm gây ra những tổn thương tiềm ẩn có thể dẫn đến suy tim.
PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng
Theo suckhoedoisong.vn