Nang gan là một khoang trống có chứa dịch, máu hoặc không chứa gì, nằm trong gan. Nang gan rất hiếm gặp và ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới.
Thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám môt bệnh khác
Bệnh ít khi có dấu hiệu biểu hiện mà thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám một bệnh khác bằng việc chụp CT-Scaner hoặc MRI, siêu âm, nội soi ổ bụng.
Nang gan có kích thước thay đổi từ vài milimét đến 15cm, một người có thể có một hay nhiều nang. Phần lớn nang gan là lành tính nhưng việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời là rất cần thiết, nhất là đối với các trường hợp nang ký sinh trùng và nang ung thư.
Các loại nang gan
Nang gan có nhiều loại khác nhau, và mỗi loại có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau như sau:
1. Nang đơn giản: đây là loại nang bẫm sinh và rất thường gặp, có đường kính <3cm, chúng xuất hiện từ khi sinh ra và trong lòng nang chứa chất lỏng giống mật. Nang gan là một sang thương lành tính và khá phổ biến và chiếm tỉ lệ khoảng 5% dân số.
2. Nang ký sinh trùng: đây là loại nang có nguyên nhân do giun kim gây ra, chúng xâm nhập và ký sinh trong cơ thể con người gây ra nang gan.
Nang tuyến: u nang tuyến là loại nang bẫm sinh, chúng xuất hiện ngay từ khi sinh ra.
Nang ung thư: cơ chế khối u nang chuyển thành ung thư vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nang ung thư thường phát triển chậm và có đường kính trung bình khoảng 12cm.
Gan đa nang: loại nang được hình thành do rối loạn di truyền và rất hiếm gặp, biểu hiện bằng sự hiện diện của hơn 20 nang gan. Các nang này có từ khi sinh ra và nối thành chùm với nhau như chum nho.
Trong phần lớn các trường hợp, nang gan không có bất cứ một dấu hiệu nào báo hiệu bệnh. Tuy nhiên, có khoảng 10 - 15% người có nang gan là có dấu hiệu báo hiệu và cần đến sự can thiệp của y khoa.
Hiếm khi nang gan được phát hiện trước tuổi trưởng thành, khi tuổi càng lớn, kích thước của nang gan càng tăng, kích thước nang gan tỉ lệ với tần suất xuất hiện các triệu chứng và biến chứng.
Những biến chứng
Vì thế, trừ khi được phát hiện tình cờ, nang gan thường được xác định khi người bệnh có độ tuổi từ trung niên trở lên. Biểu hiện thường gặp nhất của nang gan là đau tức vùng thượng vị, vùng hạ sườn phải, đau ở vùng gan, chướng bụng, người bệnh kém ăn, buồn nôn, nôn, hô hấp khó khăn. Nếu không được điều trị tích cực và kịp thời sẽ có những biến chứng sau:
- Nang gan chèn ép vào đường mật làm cho bệnh nhân vàng da hay khi nó chèn vào tĩnh mạch cửa sẽ gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Nang gan có thể vỡ hay xuất huyết sau chấn thương vùng gan và cũng có thể vỡ do tự nhiên.
- Nếu nang di động có thể làm cho nang bị xoắn. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện là đau bụng dữ dội và đột ngột.
- Nang gan bị bội nhiễm và tạo thành ápxe gan.
Nang gan điều trị ra sao?
Chọc hút nang gan là biện pháp điều trị thường được lựa chọn trước tiên. Tuy nhiên, biện pháp này không có hiệu quả bởi vì bản chất của dịch nang là luôn luôn được tái lập cho nên sau khi chọc hút thì sẽ tái lập dịch. Kế đến là biện pháp kết hợp giữa chọc hút dịch nang với tiêm các chất gây xơ hóa nhưng kết quả vẫn rất hạn chế. Vì chất gây xơ hóa chỉ phát huy tác dụng khi nang gan xẹp và vách nang áp lại với nhau, mà điều này hiếm khi xảy ra.
Cắt chỏm nang gan qua nội soi, đây là phương pháp điều trị nang gan được sử dụng hiện nay. Phương pháp này có kỹ thuật đơn giản nhưng kết quả thành công cao, khoảng 90%. Phẫu thuật cắt chỏm là phương pháp tương đối an toàn. Biến chứng thường gặp nhất là tụ dịch mật dưới gan hay dưới hoành do mật rỉ từ mép gan bị cắt.
Trong trường hợp nang gan nhiễm trùng tạo thành ápxe gan. Nguyên tắc điều trị nang gan nhiễm trùng là sự phối hợp kháng sinh với thoát lưu mũ. Trong trường hợp nang xuất huyết hay vỡ nang, phải dùng phương pháp phẫu thuật cắt gan.
BS. HỒ VĂN CƯNG
Theo suckhoedoisong.vn