Cập nhật: 02/02/2019 10:24:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Với đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo- Vĩnh Phúc, “ngày tết” kéo dài từ 20 tháng Chạp đến khoảng mùng 6, mùng 7 tháng Giêng. Theo phong tục cổ truyên, Tết của Sán Dìu không thiếu thứ lễ gì như gà, sỏ lợn, bánh,…Trong đó không thể không nói đến một loại bánh trở thành đặc sản của người dân nơi đây, đó là bánh tro.

Mỗi độ cuối đông, khi những trận rét đậm đi qua, trên cành cây tưởng như già nua,khẳng khiu kia lại đâm chổi, nảy lộc, báo hiệu  mùa xuân đang “gõ cửa” từng nhà. Đó cũng là khi không khí tết tràn ngập nơi nơi…..mỗi người dù đi tận nơi nao, bất cứ công việc gì để mưu sinh, thì cũng đều mong đến Tết để đoàn tụ, sum vầy. Tết- Có lẽ đó là thời khắc linh thiêng của đất trời, cũng là linh thiêng trong lòng mỗi người- cảm xúc hạnh phúc, ấm áp, ngọt ngào. Với mỗi vùng miền, Tết lại có những đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc dân tộc!

Với đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo- Vĩnh Phúc, “ngày tết” kéo dài từ 20 tháng Chạp đến khoảng  mùng 6, mùng 7 tháng Giêng. Theo phong tục cổ truyên, Tết của Sán Dìu không thiếu thứ lễ gì như gà, sỏ lợn, bánh,…Trong đó không thể không nói đến một loại bánh trở thành đặc sản của người dân nơi đây, đó là bánh tro.

Thực ra, trong văn hóa ẩm thực của người Việt nói chung, bánh tro đã có từ lâu đời trong lịch sử nhưng  bánh tro của đồng bào Sán Dìu vẫn có một vị rất đặc biệt, trở thành cái “hồn” trong văn hóa tộc người nơi đây.

* Nguyên liệu

Để làm được bánh tro theo đúng “công thức” cổ truyền của người Sán Dìu rất công phu, trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để cho ra những chiếc bánh vừa đẹp về màu sắc, mềm dẻo, mát lạnh lại có vị bùi, ngầy ngậy thơm hương rừng của những nguyên liệu làm nên bánh.

Nguyên liệu để làm bánh tro theo đúng “công thức truyền thống” của người Sán Dìu gồm tro, gạo nếp, vôi.

* Quy trình làm bánh

Tro chủ yếu được làm từ một loài cây rừng mà đồng bào gọi đó là cây “giong dịu”, mọc ven suối trên núi cao. Để có được loại cây này, phải trèo đèo, lội suối, vượt chặng đường xa mới mang được về đến nhà, sau đó phơi khô đốt lấy tro để cất trữ lâu dài.

Mỗi khi đến tết, bà con lại lấy tro đó hòa tan với vôi và nước  rồi lọc lấy nước tro trong ngâm cùng gạo nếp  nương.

Gạo để làm bánh phải là gạo nếp nương hoặc nếp cái hoa vàng, nếp nhung. Gạo nếp sau khi được chọn, làm sạch, sẽ ngâm với nước tro trong 24 đến 30 tiếng, rồi rửa với nước suối trong qua nhiều lượt để bánh không còn vị nồng của tro và vôi, cũng vì đó bánh dẻo, trong veo, mát dịu khi thưởng thức.

Mỗi chiếc bánh chỉ nặng khoảng 150g đến 200g, được gói từ lá chít rồi buộc chặt như chiếc bánh trưng gù nhỏ. Bánh gói xong được đun trên bếp lửa khoảng 8 đến 10 tiếng thì vớt ra, để ráo. Đúng giờ giao thừa bánh được đặt lên ban thờ  để dâng lên Gia tiên chào đón năm mới, cầu mong hạnh phúc, an bình.

Gói bánh tro- Ảnh: Sưu tầm

Không chỉ dừng ở việc thờ cúng gia tiên mỗi dịp lễ tết, mà bánh tro cũng trở thành vật phẩm văn hóa của đồng bào Sán Dìu trong các cuộc thi ẩm thực  nhằm quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Có lẽ, giữa những xô bồ, bon chen của cuộc sống ngày nay, nhờ những chiếc bánh tro mang đậm bản sắc dân tộc như thế này, mà mỗi người xa con xa quê  luôn hướng về quê hương, hướng về cội nguồn, đặc biệt mong muốn được sum vầy mỗi dịp tết đến xuân về! 

Theo vinhphuc.gov.vn

Tệp đính kèm