Cập nhật: 17/03/2019 10:54:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Theo các bác sĩ, ấu trùng sán lợn khi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhi có thể đi qua hệ thống tuần hoàn và lên não, tạo ra dạng u trên não. Bệnh nhi khi mắc bệnh này sẽ bị đau đầu, co giật, giảm trí nhớ. Thậm chí có bệnh nhân có biểu hiện tâm thần. Khi thấy con có dấu hiệu như chán ăn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, các phụ huynh cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Đối với bệnh sán lợn cần lưu ý nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi.  

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:  

- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). 

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông. 

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi. 

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo). 

 Truyền hình thông tấn

Tệp đính kèm