Dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì việc nghiên cứu các đề tài khoa học và ứng dụng vào thực tiễn để thay đổi sản xuất, tạo ra những giá trị và lợi ích lớn hơn cho những nhà đầu tư, người sản xuất luôn là điều quan trọng. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, các đề tài này ngày càng phù hợp với thực tiễn giúp cho hoạt động này tiết kiệm chi phí, tự chủ về con giống và mang lại lợi ích lớn hơn cho người chăn nuôi.
Từ chỗ phải bị động vì phải nhập nguồn tinh lợn nhập ngoại, chi phí cao, mất thời gian vẫn chuyển, thì nay Trung tâm Phát triển Nông nghiệp nông thôn, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã hoàn toàn chủ động được nguồn tinh lợn và cung ứng cho trị trường của nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhờ ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Trung bình mỗi năm trung tâm sản xuất và đưa ra thị trường từ 50-70.000 liều tinh lợn, cung cấp cho nhiều cơ sở chăn nuôi lợn trong tỉnh và hơn 20 trung tâm giống vật nuôi, công ty và cơ sở chăn nuôi sản xuất tinh lợn nhân tạo của các tỉnh, thành như: Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đắc Lắc, Sơn La
Theo Tiến sĩ Mai Lâm Hạc, tác giả của công trình “Nghiên cứu sản xuất môi trường pha loãng và bảo quản tinh lợn dài ngày BTS-CT và ứng dụng trong sản xuất tinh lợn nhân tạo”,. Chăn nuôi lợn có ý nghĩa quan trọng, cung cấp tới 70% lượng thực phẩm cho tiêu dùng trong nước. Để chăn nuôi phát triển nhanh, bền vững và quy mô lớn theo hướng hàng hóa đảm bảo năng suất chất lượng và hiệu quả thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật là cần thiết. Trong đó, thụ tinh nhân tạo lợn là một tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp thúc đẩy quá trình cải tạo, lai tạo giống lợn năng suất, chất lượng một cách nhanh, hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn lợn nuôi.
Trong sản xuất tinh lợn dùng để thụ tinh nhân tạo cho lợn nái hiện nay ở Việt Nam thường sử dụng môi trường pha loãng tinh dịch lợn nhập từ nước ngoài dưới dạng bột hoặc sử dụng các loại hóa chất để sản xuất theo công thức của nước ngoài. Tuy nhiên, 2 nhóm môi trường này còn nhiều hạn chế như thời gian bảo quản ngắn ngày, tỷ lệ liều tinh lãng phí cao , ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai cũng như chất lượng đời con, từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế đối với các cơ sở sản xuất tinh lợn nhân tạo và các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt. Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Mai Lâm Hạc đã góp phần nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của người dân với những tiến bộ kỹ thuật mới, đem lại hiệu quả kinh
Thùy Linh