Cập nhật: 28/12/2020 11:11:00
Xem cỡ chữ

Trong xu thế thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển công nghệ số theo tinh thần của Chỉ thị 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, việc tận dụng các lợi thế về công nghệ này đang được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vận dụng linh hoạt, hiệu quả.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đón đầu xu hướng “số hóa” này bằng việc ứng dụng công nghệ số 4.0và việc ứng dụng “công nghệ số” trong thời kỳ dịch Covid-19 đã góp phần không nhỏ tăng doanh thu, tạo việc làm cho người lao động.

Không đứng ngoài cuộc, ứng dụng công nghệ số cũng trở thành xu hướng tất yếu trong ngành bất động sản, từ việc đưa ra thông tin dự án trực quan tới việc kết nối người mua và người bán. Điều này giúp tăng cường khả năng minh bạch thông tin thị trường khi tất cả các thông tin của chủ đầu tư đều được công khai để khách hàng dễ dàng kiểm chứng, so sánh. Do đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hiện nay,thay bằng việc gặp gỡ khách hàng theo lối truyền thống như trước đây, hay tổ chức hội họp nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp đã chủ động “số hóa” để qung bá đến người tiêu dùng các sản phẩm của mình qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang Web của doanh nghiệp, hay tra cứu bản đồ địa giới thông qua phần mềm Google Maps… đã thu hút được lượng lớn khách hàng truy cập và sử dụng.

Cùng với những nguy cơ “bong bóng” bất động sản hiện nay, việc cho ra mắt các sản phẩm “số hóa” với ưu thế công khai, minh bạch về giá cả sẽ góp phần hạn chế được sự “thổi giá” của 1 số "cò" trong lĩnh vực này. “Số hóa” không chỉ góp phần đem lại tiện ích cho người tiêu dùng như tiết kiệm chi phí đi lại, dễ truy cập… mà còn góp phần cho toàn xã hội được ứng dụng những phần mềm thông minh, hiện đại hơn vào cuộc sống./.

Mai Anh