Cập nhật: 22/07/2021 10:16:00
Xem cỡ chữ

Hồi sinh cánh tay đứt lìa cho bệnh nhân bị tại nạn lao động mà không phải chuyển đi cấp cứu, điều trị tại các Bệnh viện Trung ương. Đây là minh chứng cho thấy các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có thể làm được các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của Nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Thăm khám, dặn dò tỷ mỉ bệnh nhân trước khi xuất viện là hình ảnh tận tâm của thạc sĩ, bác sĩ Vũ Văn Bộ, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đối với bệnh nhân Hoa và người nhà. Từ chỗ hoài nghi, không tin vào kh năng làm được đến nay, ông Đảm người nhà bệnh nhân Hoa đã phải ngỡ ngàng, vui khi cánh tay đứt lìa do tai nạn lao động của vợ ông Đảm được các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu, phẫu thuật thành công.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa, ở xã Yên Thạch, huyện Sông Lô bị tai nạn lao động, cánh tay đứt rời khỏi cơ thể. Sau khi tai nạn lao động xảy ra, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu ban đầu tại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, sau đó được chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện phẫu thuật nối chi.

Nh lại khoảnh khắc tiếp nhận, cấp cứu cho bệnh nhân Hoa, bác sĩ Vũ Văn Bộ, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Việc nối lại mạch máu và các dây thần kinh cho bệnh nhân Hoa là thao tác cực khó, ngoài yêu cầu sự khéo léo và tập trung cao độ, ca mổ đã được các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khoa học, hợp lí để rút ngắn thời gian, tái cấp máu cho cánh tay đứt rời sớm nhất có thể.

Trước đây, để phẫu thuật nối chi đứt lìa cho người bệnh người dân phải chuyển tuyến lên các bệnh viện tuyến trung ương điều trị. Với sự nỗ lực hiện nay, các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có thể triển khai thành công kỹ thuật nối chi đứt lìa này, điều này đã mở ra cơ hội cho người dân được tiếp nhận các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến ngày tại tuyến tỉnh mà không phải chuyển tuyến, qua đó, giúp người bệnh tiết kiệm được tiền của, thời gian không phải chuyển lên tuyến Trung ương điều trị./.

Nguyễn Toàn