Cập nhật: 28/08/2022 07:35:00
Xem cỡ chữ

Táo bón không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng táo bón kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Táo bón là gì? Thế nào là táo bón kéo dài?

Táo bón là một căn bệnh tiêu hóa do tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài. Số lần đi tiêu ít hơn hoặc chỉ 3 lần/tuần. Tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu để kéo dài có thể tạo thành táo bón mãn tính.

Táo bón mãn tính là sự lặp lại thường xuyên trạng thái đi đại tiện phân khô cứng, mặc dù rất buồn đi nhưng khó hoặc không thể đi được. Khi đi vệ sinh phải rặn rất mạnh, đôi khi bị đau và chảy máu trong lúc đi, phải mất khoảng thời gian lâu mới đi đại tiện được hoặc nhiều ngày mới đi đại tiện.

tac hai khi bi tao bon keo dai hinh anh 1

Nguyên nhân và triệu chứng của táo bón kéo dài:

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón. Các đối tượng dễ bị táo bón kéo dài là phụ nữ có thai, trẻ em và người cao tuổi. Táo bón kéo dài có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thiếu chất xơ, uống không đủ nước

- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu chất béo nhất là chất béo động vật.

- Không chăm chỉ vận động, chơi thể thao

- Nhịn đại tiện.

- Bệnh nhân mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, trĩ, bệnh suy thận, ung thư kết trực tràng…

Thông thường người mắc táo bón kéo dài có các biểu hiện:

-      Đã đi đại tiện nhưng vẫn muốn đi tiếp.

-      Phân thường có máu, phân khô cứng hơn bình thường.

-      Đầy hơi hoặc đau bụng. Bụng căng chướng.

-      Dù đã đại tiện nhưng vẫn có cảm giác đầy bụng.

-      Những thực phẩm phụ nữ tuổi mãn kinh nên ăn để ngừa táo bón

Cách xử lý táo bón kéo dài:

tac hai khi bi tao bon keo dai hinh anh 2

Bệnh nhân bị táo bón kéo dài thường là do chế độ ăn uống, sinh hoạt, thế nên giải pháp tối ưu nhất là điều chỉnh lại, bằng cách:

- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn. Hằng ngày hãy thay đổi dần dần và tăng lượng theo từng tuần về việc ăn nhiều hơn các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

- Vận động thể thao, rèn luyện sức khỏe hằng ngày cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và khiến cho sức khỏe tổng thể được cải thiện.

- Uống nhiều nước vì nước có vai trò bôi trơn đường ruột và làm ẩm thực phẩm.

- Ăn sữa chua để dung nạp vi khuẩn Probiotic tốt có lợi cho sức khỏe, đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này cũng giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn và tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa.

- Sử dụng các dầu thực vật từ lạc, vừng, hướng dương.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Táo bón không phải bệnh nan y, nhưng nếu để táo bón kéo dài khiến bạn mắc phải các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như rách hậu môn, trĩ, đại tiện ra máu, tắc ruột… thì cần đi khám để điều trị sớm nhất có thể./.

Theo CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)

https://vov.vn/suc-khoe/tac-hai-khi-bi-tao-bon-keo-dai-post963431.vov