Cập nhật: 31/05/2024 07:33:00
Xem cỡ chữ

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, dễ gặp trong những bệnh tiêu hóa của trẻ. Trẻ bị viêm ruột hoại tử có thể bị các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột dẫn đến tử vong. Bệnh viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em gặp nhiều vào mùa hè và mùa thu.

Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh non tháng. Ngay với trẻ sinh đủ tháng cũng có thể mắc bệnh này nhưng tỷ lệ ít hơn. Bệnh viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em gặp nhiều vào mùa hè và mùa thu.

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, dễ gặp trong những bệnh tiêu hóa của trẻ. Ảnh minh họa

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, dễ gặp trong những bệnh tiêu hóa của trẻ. Ảnh minh họa

Các dấu hiệu của viêm ruột hoại tử

Đau bụng: Trẻ mắc bệnh mới đầu đau bụng nhẹ, sau đó nặng dần và kéo dài, dữ dội từng cơn. Thường đau ở quanh rốn hoặc vùng bụng trên.

Nôn: Sau khi xuất hiện đau bụng khá lâu, trẻ có thể buồn nôn. Thứ nôn ra là chất hòa tan trong dạ dày, có thể chứa mật gan, nặng có thể nôn ra chất giống màu như cafe.

Dấu hiệu vùng bụng: Vùng bụng của trẻ mắc bệnh thời kỳ đầu mức nhẹ là chướng hơi, mềm, có thể đau nhẹ, nhưng không có điểm đau nhất định. Cùng với chướng bụng, sau đó có thể xuất hiện điểm đau nhất định. Khi ruột hoại tử mạnh hơn hoặc ruột thủng lỗ, xuất hiện triệu chứng viêm màng bụng, lúc đó đau bụng dữ dội, chướng bụng rõ rệt, cơ bụng tăng, đau ép và đau quặn người, đây là tín hiệu bệnh rất nặng.

Đi ngoài và đại tiện ra máu: Sau khi đau bụng khá lâu, xuất hiện đi ngoài, phân loãng màu vàng hoặc giống canh trứng, số lần không ổn định. Sau đó niêm mạc chảy máu, hoại tử chuyển thành phân có máu, có màu đỏ sẫm dạng sánh hoặc dạng canh màu đỗ đỏ, có khi có chất hoại tử màu trắng xám, mùi hôi, rất tanh, có thể có ít dịch nhờn, không mủ. Nếu bệnh nhẹ, niêm mạc ruột hoại tử chảy máu ít, vì thế phân không thấy có máu, nhưng phân tích máu ẩn trong phân cho thấy dương tính cao.

Mất nước và mất máu: khi bệnh tiến triển nặng dần, thường phát sinh mất nước, dung lượng máu giảm, natri thấp, kali thấp và trúng độc axit, khiến bệnh nguy hiểm hơn.

Triệu chứng nhiễm độc trong máu: do sự hấp thụ của thành ruột hoại tử và chất độc, đa số trẻ em mắc bệnh ban đầu bị sốt, tinh thần sa sút bất an hoặc thèm ngủ, sắc mặt nhợt nhạt. Bệnh nặng lên nhanh chóng, thường từ 1-2 ngày sau khi phát bệnh, xuất hiện triệu chứng độc trong máu nghiêm trọng và ngất, nếu không kịp thời cấp cứu người bệnh rất nhanh tử vong.

Nguyên nhân và yếu tố gây bệnh

Hiện viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh gây ra bởi nguyên nhân chính xác là gì vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Nhiều yếu tố như thiếu máu cục bộ đường tiêu hóa hoặc tổn thương tái tưới máu, yếu tố nhiễm trùng. Viêm ruột hoại tử sơ sinh thường gặp ở trẻ non tháng, cân nặng thấp. Yếu tố nguy cơ làm xuất hiện tình trạng bệnh là ở trẻ sinh non với cơ quan cơ thể có thể chưa được hoàn thiện, trong đó có ruột chưa trưởng thành.

Bệnh liên quan tới nhiều vấn đề: nuôi dưỡng đường ruột; trẻ suy hô hấp kéo dài, giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng (ngạt, đa hồng cầu), trong bệnh nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, bất thường chuyển hóa, hoặc có quá trình phát triển bào thai bất thường.

Ngoài ra, sự phát triển của viêm ruột hoại tử cũng thường được cho là xuất phát từ tác nhân là các vi khuẩn trong ruột, hoặc các vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột khi trẻ uống sữa ngoài không đúng cách, số lượng sữa tăng nhanh.

Tình trạng giảm lưu lượng máu đến ruột, thiếu oxy cho ruột cũng tác động đến sự phát triển của bệnh lý này.

Đi kèm với đó, hiện tượng máu chảy vào ruột gây tổn thương mô, hay sự mất cân bằng trong điều hòa miễn dịch cũng có thể dẫn đến viêm ruột hoại tử.

Chẩn đoán viêm ruột hoại tử ở trẻ dựa vào chất nôn, dịch dạ dày và phân của trẻ. Ảnh minh họa

Chẩn đoán viêm ruột hoại tử ở trẻ dựa vào chất nôn, dịch dạ dày và phân của trẻ. Ảnh minh họa

Chẩn đoán và điều trị viêm ruột hoại tử

Chẩn đoán viêm ruột hoại tử ở trẻ dựa vào chất nôn, dịch dạ dày và phân của trẻ. Trẻ bị viêm ruột hoại tử sẽ được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, theo dõi lâm sàng bằng hút dịch dạ dày, nếu dịch dạ dày trong sẽ bắt đầu tập cho ăn trở lại với tốc độ không được vượt quá 20ml/kg/ngày. Khi nghi ngờ mắc bệnh này phải ngừng cho trẻ ăn, đồng thời nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện chữa trị. Khi cần có thể xem xét tới phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, cắt bỏ đoạn ruột bị bệnh, cứu tính mạng của trẻ.

Biện pháp dự phòng viêm ruột hoại tử

Hiện nay, công tác dự phòng, được nhấn mạnh rất là cấp thiết, sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều tỉ lệ mắc bệnh và không để xảy ra tỉ lệ tử vong cho nhóm bệnh lý này. Cần có chiến lược cụ thể về điều trị và chăm sóc.

  • Nhất thiết phải được bú sữa mẹ ngay những giờ đầu sau sinh.

  • Cần giảm tối đa các nguy cơ khác liên quan đến sản khoa: sinh ngạt, suy hô hấp sau sinh.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ sớm vì sữa mẹ là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử nhất là trẻ đẻ non tháng. Cho trẻ đẻ non ăn từ từ từng bữa lượng nhỏ điều chỉnh tốt thời gian và số lượng cho bữa ăn tăng dần không quá 20ml/kg/ngày.

  • Các bà mẹ mang thai nên đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Cần phát hiện các thai phụ có nguy cơ cao về các bệnh lý đi kèm khi có thai hoặc bệnh lý nền ở bà mẹ để có hướng phòng ngừa hiệu quả.

  • Tránh để xảy ra tình trạng sinh non tháng.

  • Theo suckhoedoisong.vn - 28/05/2024

    https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-viem-ruot-hoai-tu-o-tre-em-va-cach-phong-ngua-169240527160911285.htm