Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hơn 390 lễ hội, chủ yếu thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, phần lớn các lễ hội được tổ chức vào đầu Xuân hằng năm thu hút nhiều người dân địa phương và du khách thập phương.
Năm nay, công tác tổ chức Lễ hội đầu Xuân Ất Tỵ được chuẩn bị chu đáo đảm bảo các lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, vui tươi, tiết kiệm; không có hiện tượng mê tín dị đoan và các trò chơi không lành mạnh tại lễ hội.
Lễ hội Đền Bắc Cung (Đền Thính) thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc hằng năm đều thu hút hàng nghìn lượt du khách. Năm nay, công tác tổ chức lễ hội được chính quyền địa phương triển khai an toàn vui tươi, lành mạnh; phù hợp với thuần phong mỹ tục, không có hoạt động mê tín dị đoan
Lễ hội kéo song làng Bảo Đức thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên Xuân Ất Tỵ 2025 thu hút hàng ngàn người dân và thu khách thập phương. Mặc dù số lượng người đông, xong công tác an ninh trật tự được đảm bảo tốt. Người dân hòa mình vào trò chơi kéo song của các đội chơi qua đó thấy được tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm; cảm nhận không khí tưng bừng của lễ hội, của mùa xuân, cảm nhận được niềm vui, sự phấn chấn khởi đầu cho cả một năm may mắn, tốt lành. Đồng thời gìn giữ các nét đẹp văn hóa lễ hội đầu xuân.
Để các Lễ hội đầu Xuân Ất Tỵ diễn ra an toàn, văn minh, các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu xuân. Tăng cường kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn di tích, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các lễ hội. Kiểm tra, giám sát phát hiện và ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức, nhận thức của Nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong hoạt động lễ hội.
Văn Hải