Nguồn nhân lực được xác định là một trong 3 khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên các lĩnh vực, nhất là trong phát triển công nghiệp, lĩnh vực nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng với ban hành cơ chế, chính sách như hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao. Các cấp, các ngành chủ động kết nối cung cầu lao động, đảm bảo nguồn nhân lực các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, ô tô, xe máy, bán dẫn là những lĩnh vực tỉnh Vĩnh Phúc ưu tiên thu hút và cũng là những nghề cần nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đối với các doanh nghiệp, người lao động chính là tài sản của doanh nghiệp, để thu hút lao động, đáp ứng về trình độ, tác phong công việc, các doanh nghiệp cũng thường xuyên liên kết với các nhà trường, đơn vị cung ứng lao động trong tuyển dụng lao động, đồng thời có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với người lao động. Do vậy liên kết giữa doanh nghiệp, nhà nước, cơ sở đào tạo chính là yếu tố mấu chốt để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập.
Vĩnh Phúc đang phát triển mạnh công nghiệp, lấy công nghiệp làm nền tảng cho phát triển, nhu cầu lao động, nhất là lao động chất lượng cao rất lớn, đảm bảo cung ứng lao động tốt nhất cho doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định để doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo doanh thu, giải quyết việc làm, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh.
Văn Hải