Vãn cảnh đền Mẫu, chùa Vàng ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Cách  thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chừng 25km đường đèo dốc, ôtô chạy non một giờ  sẽ đến khu du lịch Tam Đảo. Đường dốc trung bình 15 độ nghiêng,  quanh co, ngoằn ngoèo men theo sườn núi, dọc hai bên đường chập chùng rừng thông bạt ngàn, lá reo vi vu trong gió.

03/07/2016
262 lượt xem

Đền Thính

Đền Thính nằm tách biệt khỏi khu dân cư giữa cánh đồng thuộc xã Tam Hồng, cách trung tâm huyện lỵ Yên Lạc khoảng 1km về phía Tây. Gọi là đền Thính vì nhân dân kiêng chữ huý chữ Thánh trong bài vị Tản viên sơn Thánh, nên gọi chệch đi.

01/07/2016
802 lượt xem

Đền Mẫu Sinh

Đền Mẫu Sinh nằm trên một gò đất cao, nhìn ra một cánh đồng rộng lớn, thường được gọi là đồng “cửa làng”. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng cách đây rất lâu và đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Gần đây nhất là ngôi đền có kiến trúc gỗ được tu sửa vào thời Nguyễn với quy mô lớn. Năm 1972, đền bị phá huỷ. Đến năm 1998, nhân dân trong làng cùng nhau khôi phục toà đại bái trên nền cũ và hậu cung. Ngôi đền có kiến trúc và quy mô như hiện nay được dựng lại vào năm 2006. Đền có kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Toà đại bái ba gian, xây tường bao, bít đốc, kết cấu mái bằng gỗ theo kiểu quá giang gối tường, bào trơn đóng bén, đơn giản nhưng chắc khoẻ.

30/06/2016
263 lượt xem

Đền Thánh Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được phát triển từ rất sớm trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là một thói quen tốt đẹp mà còn thể hiện ý thức sâu nặng nhớ về cội nguồn, nhớ về tổ tiên, những đấng sinh thành. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có những tác động tích cực đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trải qua các giai đoạn tiến hoá của loài người từ chế độ mẫu hệ thị tộc tới thời kỳ hiện đại ngày nay vai trò quan trọng của người mẹ vẫn luôn được khẳng định, chính vì vậy cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ mẹ thuần Việt đã trở thành Đạo thờ Mẫu thuần Việt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Tại các chùa chiền Việt Nam từ xưa đến nay ngoài chính điện thờ Phật, bao giờ cũng có ban thờ Mẫu và thờ các mẫu trong đạo Mẫu. 

30/06/2016
309 lượt xem

Chùa Sùng Khánh

Kể từ thời kỳ Thăng Long và hậu Cao Bằng, Nhà Mạc đã xác định Vĩnh Phúc sẽ là căn cứ lâu dài. ở đây có nhiều di tích quan trọng: Bốn khu lăng mộ và ít nhất 6 ngôi chùa gắn với dòng họ Mạc. Một trong 6 ngôi chùa đó là chùa Sùng Khánh hay còn gọi là chùa Tiên Lữ ở xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch. Đây là ngôi chùa cổ, hiện còn giữ được nhiều hiện vật sinh động và quý, ghi dấu những sự kiện và nhân vật lịch sử.

30/06/2016
743 lượt xem

Đình Thanh Lộc

Đình Thanh Lộc cách hồ Đại Lải 8km theo đường Hoàng Hoa Thám hướng đi đèo Nhe. Đình Thanh Lộc được xây dựng trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng. Đình quay hướng Tây Nam, xung quanh là vùng đồi núi nên thơ, phong cảnh hữu tình tạo cho không gian di tích vừa thơ mộng lại vừa ấm cúng, thâm nghiêm. 

26/06/2016
671 lượt xem

Leo đền Bà Chúa Thượng Ngàn thỉnh chút an yên

Con dốc ven sườn núi với rậm rì cây cối hai bên đã mở lối cho du khách bước lên ngôi đền Chúa. Từ thị trấn Tam Đảo, đền Bà Chúa Thượng Ngàn trở thành điểm đến thú vị cho các du khách phương xa nhờ vào ý nghĩa của ngôi đền cùng vị thế tuyệt đẹp.

25/06/2016
299 lượt xem

Tổng quan về Khu di tích danh thắng Tây Thiên

Tam Đảo từ lâu đã là một địa danh được nhiều người biết đến là một điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước với Khu nghỉ mát Tam Đảo nằm ở độ cao 879m so với mặt nước biển, có phong cảnh núi non hùng vĩ bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn được người Pháp tìm ra và xây dựng từ 1902-1906.

24/06/2016
307 lượt xem

Về với đền Cô, đền Cậu Tây Thiên

Tây thiên là một quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá nổi tiếng, bao gồm hệ thống các đình chùa có giá trị văn hoá và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. 

23/06/2016
678 lượt xem

Đền Tranh

Đền Tranh còn có tên gọi là đền Bắc Cung thượng ở xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc. Đền nằm trong tứ cung thờ Đức Thánh Tản Viên, 4 cung đó là: Bắc Cung, Tây Cung, Nam Cung, Đông Cung. Bắc Cung là phía Bắc, Đền Tranh còn gọi là Bắc Cung thượng vì ở địa phận xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc có đền Thính cũng thờ Đức thánh Tản Viên được gọi là Đền Bắc Cung.

22/06/2016
595 lượt xem
Trang 74 trong 81Đầu tiên   Trước   69  70  71  72  73  [74]  75  76  77  78  Tiếp   Cuối