Chùa Kính Phúc và quần thể phụ trợ ở Hương Canh

Căn cứ vào chữ khắc ở mặt trước cây thiên đài, tục gọi là cây hương bằng đá dựng ở sân chùa, ta biết chùa Kính Phúc được hưng công vào năm thứ hai, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1706), đời vua Lê Dụ Tông, húy Duy Dương, do ông Ngô Quang Toàn trụ trì tại chùa Kính Phúc (lúc đó còn gọi là am cỏ) tên chữ là Phúc Thái, tên phật là Huyền Ninh, cùng vợ là bà Nguyễn Thị Tích ở xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai gia tâm công đức và đứng ra hưng công.

08/06/2016
422 lượt xem

Phủ thờ quan Thượng Láng – Nguyễn Duy Thì

Phủ thờ quan Thượng Láng – Nguyễn Duy Thì còn được gọi với một số tên khác như đền Tướng Công, Tướng Công từ, đền Thượng thư Nguyễn Duy Thì tọa lạc tại thôn Hợp Lễ, xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hương Canh 7km về phía Tây Nam. Nơi đây cũng là quê hương ông, danh nhân Nguyễn Duy Thì.

07/06/2016
823 lượt xem

Đền Chân Suối

Trên đường 2B từ thành phố Vĩnh Yên lên khu nghỉ mát Tam Đảo, đến cây cầy tại km 13,430 sát đường về bên trái là cổng tam quan đền Chân Suối.

06/06/2016
425 lượt xem

Đình làng Lưỡng Quán

Đình làng Lưỡng Quán ở thôn Lưỡng Quán xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 20 km về phía Nam. Ngày 13/2/2004  Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh cho đình làng Lưỡng Quán.

04/06/2016
617 lượt xem

Chùa Cảm Vu

Tên thường gọi: Chùa Bàn Giản. Chùa thường gọi là chùa Bàn Giản, chùa Đông Lai, tọa lạc ở thôn Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

03/06/2016
283 lượt xem

Chùa Vĩnh Khánh

Chùa thường gọi là chùa Then, tọa lạc ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

01/06/2016
261 lượt xem

Đình Phúc Lập ngoài - Một ngôi đình thờ hai Thành Hoàng làng

Trước đây, thôn Phúc Lập ngoài và Phúc Lập trong cùng thuộc làng Phúc Lập. Làng Phúc Lập khi đó có 01 đình và 01 miếu . Theo lời truyền của các cụ cao niên thì miếu, đình Phúc Lập có lịch sử xây dựng từ năm Chính Hoà thứ 5- 1684, đình và miếu thờ hai vị Thành Hoàng là Thánh Ông và Thánh Bà.

31/05/2016
446 lượt xem

Đình Thứa Thượng

Đình của làng Thứa Thượng (phía trên làng Thứa Hạ - theo dòng chảy của sông Phan), cách trung tâm TP. Vĩnh Yên 8km về phía Tây, thuộc xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, cùng với đình Thứa Hạ, đình Phú Vinh (đều thuộc xã Duy Phiên) là nơi thờ “Tam vị đại vương”, tức 3 vị: Đệ nhất Hùng Liệt, Đệ nhị Hùng Dũng, Đệ tam Hùng Đô.

31/05/2016
901 lượt xem

Đền Gia Loan

Đền Gia Loan thuộc thị trấn Yên Lạc, Đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là một tướng của Ngô Quyền, là một nhận vật lịch sử thuộc thế kỷ thứ X. Ông còn có tên tự xưng là Quảng Trí Quân, Nguyễn Thái Bình khi nổi lên làm tướng thời loạn 12 xứ quân. Đền Gia Loan nằm trên một gò đất cao, nhỏ vừa khuôn viên của đền, tách biệt hẳn với nơi cư dân đông đúc, nằm trên con đường liên xã từ thị trấn Yên Lạc đi Nguyệt Đức, cách chùa Biện Sơn 200m, cách gò Đồng Đậu 300m. Thế đất thật hẹp nhưng tầm nhìn thật thoáng, bốn phía được bao bọc bởi những cánh đồng màu mỡ bát ngát.

30/05/2016
246 lượt xem

Chùa Biện Sơn

Chùa Biện Sơn thuộc thị trấn Yên Lạc, chùa toạ lạc trên một quả gò  có diện tích 14.939m2. Nơi đây xưa kia là 1 ngọn núi có tên là Độc Nhĩ hay còn gọi là Núi Biện. Bởi vậy, khi xây dựng ngôi chùa này nhân dân đã lấy  tên ngọn  núi đặt cho tên chùa là Biện Sơn. 

30/05/2016
311 lượt xem
Trang 76 trong 81Đầu tiên   Trước   71  72  73  74  75  [76]  77  78  79  80  Tiếp   Cuối