Lễ cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh. Tiễn ông Táo về chầu trời, chia tay mọi vất vả, muộn phiền của năm cũ khiến cho tâm của mỗi người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm hơn để sẵn sàng tâm thế bước vào một năm mới bình an và hạnh phúc.
Những ngày giáp tết, thị trường hoa tươi, cây cảnh ở TP Hồ Chí Minh rất sôi động. Tại các chợ hoa đủ chủng loại, kiểu dáng hoa tươi, cây cảnh nội địa, nhập khẩu khoe sắc, sẵn sàng phục vụ mọi người dịp Tết Nguyên đán 2021.
Xã hội hiện đại, mỗi gia đình có cách đón Tết riêng, song dù có thế nào thì các phong tục ngày Tết vẫn luôn là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt.
Những ngày Tết cổ truyền là thời điểm hội tụ những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống và độc đáo của mỗi dân tộc. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một phong tục đón Tết riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng của người Việt Nam. Xin giới thiệu phong tục Tết của một số dân tộc.
Đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang có phong tục đón Tết sớm. Cứ vào cuối tháng Chạp âm lịch hằng năm, khi lúa đầy bồ, lợn gà nuôi đủ béo, cộng đồng người Pà Thẻn bắt đầu ăn Tết với những nghi lễ truyền thống độc đáo.
Tục khai bút đầu xuân chỉ có giới học giả trong xã hội mới thực hiện. Tục này xưa có ông đồ, thầy đồ, học sĩ… ngày nay có học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết. Thường thì sau giao thừa, mọi người sẽ chọn giờ tốt để làm lễ khai bút.
Trong cung đình Thăng Long xưa, ngày Tết linh thiêng và trang nghiêm. Tết Hoàng thành xưa nghiêm cẩn trong cung cấm mấy ai được biết. Nhưng nay hậu thế có thể phần nào mường tượng Tết xưa được phục dựng theo tư liệu điển lễ tại chính nơi đã từng diễn ra trong Khu Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Cổng hay cửa nhà là điểm chia cắt giữa gia đình với bên ngoài và cũng là bình phong để ngăn tà, nên cứ đến 30 Tết, người ta lại dán câu đối hai bên cửa với những lời hay ý đẹp, mong cho năm mới ma tà thấy đỏ không vào, vận may gặp đỏ cho người người bình yên.
Tết Nguyên đán là dịp để gia đình được sum vầy đoàn tụ sau một năm hăng say làm việc, chăm chỉ học tập. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt với vô vàn các phong tục, tập quán, văn hóa phong phú được các thế hệ tiếp nối và lưu giữ, phát huy.
Ông cha ta có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Mua muối đầu năm là tập tục từ xa xưa của người Việt, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ, với mong muốn điều may mắn, suôn sẻ sẽ đến với gia đìnhtrong năm mới.