Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch
Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.
Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
Hội Trám có lẽ là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực, đề cao tính dục của người dân đồng bằng Bắc bộ, nơi vốn mang đậm tín ngưỡng của nền văn hóa lúa nước, với những lễ đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…Hội Trám được người dân xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ bảo tồn từ bao đời nay với đặc trưng riêng của mình. Trước kia, hội Trám hay trò Trám đã có lúc bị gián đoạn vì chiến tranh nhưng năm 1993 hội Trám đã được phục dựng.
Lễ hội Pôôn Pôông của người Mường được tổ chức hằng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy, hay mùa gặt gọi là lễ hội mùa mừng cơm mới.
Lễ hội chùa Phước Hải được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận 1.
Lễ hội Miếu Mạch Lũng được tổ chức trong 3 ngày từ 10 đến 12/2 âm lịch hàng năm, tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh. Miếu Mạch Lũng là di tích lịch sử thờ ba vị anh hùng dân tộc thời Hùng Vương thứ 18.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, Lễ hội Nàng Hai của xã Tiên Thành (Phục Hoà) được gìn giữ với ý nghĩa là một tục lệ cầu mùa, được người dân tổ chức qua nhiều đêm hát xướng với nội dung vừa để tưởng nhớ nàng công chúa Tiên Dao của nhà Mạc, vừa là để mời các Nàng Hai - tức các con gái của Mẹ Trăng ở trên trời xuống thăm trần gian và giúp người dân trong công việc làm ăn.
Là một trong số không nhiều lễ hội có tục lệ rước nước tắm cho thần và tôn vinh mối tình đẹp trong truyền thuyết, qua nhiều thăng trầm, hội đền Và vẫn bảo tồn được nét độc đáo, sức hấp dẫn vốn có và được đông đảo du khách thập phương tìm về mỗi dịp lễ hội.