Từ nguyên liệu bình dị là hạt tam giác mạch, trải qua quá trình chế biến kỳ công, người dân ở vùng cao nguyên đá Hà Giang đã tạo nên món bánh đặc sản thơm ngon, mềm xốp “hút” khách thưởng thức.
Từ món ăn có nguồn gốc ở Campuchia, gà đốt lá chúc được du nhập vào An Giang và nhanh chóng trở thành đặc sản nức tiếng của vùng đất nơi đây, "hút" khách thập phương tới thưởng thức.
Tại TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội, có không ít quán bánh mì đã tồn tại 3 - 4 thập kỉ, nhưng vẫn luôn được lòng thực khách, khiến họ sẵn lòng xếp hàng dài chờ đợi.
Không chỉ người dân địa phương mà khách du lịch khi ghé thăm Nha Trang đều “phải lòng” món bún sứa giòn sần sật - đặc sản miền biển có tác dụng “giải nhiệt” với âm thanh lúc thưởng thức khá vui tai.
Quán thịt xiên nướng "không tên" nằm đối diện nhà thờ Hàm Long là điểm đến quen thuộc của nhiều bạn trẻ Hà Nội trong gần 15 năm qua. Mỗi ngày, quán bán hết 700 - 800 xiên thịt, có khi lên tới 1.000 xiên.
Từ câu chuyện phở, bánh mì, bún chả Việt Nam đi vòng quanh thế giới, có thể thấy, điểm nhấn quan trọng của ngành du lịch Việt chính là ẩm thực.
Thay vì xay nhuyễn như các loại giò chả truyền thống khác, đặc sản giò nây Thái Bình lại được chế biến từ những tảng thịt ba chỉ tươi nguyên, vừa có hương vị thơm ngon, vừa giúp “giải ngấy”.
Sáng 12/12, nhiều người dùng Việt Nam khi truy cập trang web tìm kiếm Google cảm thấy bất ngờ với hình ảnh bát phở xuất hiện ở vị trí trung tâm.
Hiện có hơn 5000 công dân Việt Nam và người gốc Việt đang sinh sống tại UAE. Văn hóa và tình yêu ẩm thực của họ đã trở thành nền ẩm thực chính thống ở Dubai.
Bánh đúc là một trong các loại bánh bình dân tồn tại từ khá lâu đời trong ẩm thực Việt Nam , đây cũng là một thức quà vặt rất phổ biến ở các huyện miền Đông của Quảng Ninh. Thứ bánh trắng mịn, mềm với nhân thịt băm xào cùng mộc nhĩ thơm bùi chan nước mắm chua ngọt khiến ai từng thưởng thức một lần đều nhớ mãi.