Tiếp chúng tôi vào một buổi chiều muộn, ông Nguyễn Văn Thanh, một nghệ nhân làm gốm lâu năm của làng gốm Lò Cang, thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) không ngừng trăn trở về sự phát triển thăng trầm của nghề.
Về thăm Bến Tre, giữa mơn man sông nước miền Tây, giữa những bóng dừa mát rượi trong lành và ruộng lúa ngát thơm, du khách khó lòng quên dừng chân nơi làng nghề Phú Lễ, huyện Ba Tri.
Là một trong những điểm du lịch Nha Trang được du khách khá quan tâm, làng nghề đúc đồng ở Diên Khánh - Khánh Hòa hiện là một trong số ít những làng nghề có tuổi thọ lâu đời nhất nước ta.
Vương quốc đỏ là danh xưng mà dân gian ban tặng cho mảnh đất Vĩnh Long với những làng nghề gạch, làng nghề gốm thủ công truyền thống lớn nhất ĐBSCL.
Trong căn nhà nhỏ, với mặt tiền chỉ vọn vẹn 3m, nằm khiêm tốn trên đường Hùng Vương, phường Đồng Tâm, cơ sở sản xuất trống của hai cha con ông Đinh Văn Hạnh nổi tiếng với nghề làm trống từ hơn 20 năm trước. Sau quãng thời gian dài rong ruổi khắp trong nam ngoài Bắc giữ gìn nghề làm trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Ông đã cùng gia đình chọn mảnh đất Vĩnh Phúc để làm nơi phát triển nghề truyền thống của gia đình.
Chạm bạc Ðồng Xâm với những sản phẩm tuyệt mỹ, có một không hai, mang tên một trung tâm làm đồ kim hoàn nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam: làng Ðồng Xâm.
Nói đến gốm sứ trên mảnh đất Hà Thành, người ta thường nhớ tới thương hiệu gốm sứ Bát Tràng hay làng gốm Phù Lãng. Song, ít ai biết rằng, mảnh đất ngàn năm văn hiến còn có một thương hiệu gốm sứ khác đã song hành cùng sự phát triển của kinh đô Thăng Long - Hà Nội, đó là gốm sứ Kim Lan.
Ngày nào cũng vậy, thôn Vân Giang, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) luôn tấp nập, nhộn nhịp xe vào ra. Từ đầu cho đến cuối làng, khắp nơi đều vang lên tiếng lách cách của đục, đẽo, tiếng vang rộn của máy cưa, máy xẻ, máy bào (xem ảnh).