Những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, khiến cho nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một. Thế nhưng, trước sự phát triển mạnh mẽ ấy, vẫn còn những con người bằng sự đam mê, tâm huyết với nghề đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa truyền thống quê hương.
Cả thôn Yên Trung, xã Tam Quan (Tam Đảo) có hơn 200 hộ, thì quá nửa gắn bó với nghề làm hàng mã đã hơn chục năm. Các sản phẩm (hình nhân, voi, ngựa, hổ…) được làm từ các nguyên liệu như tre, mai, nứa và giấy... có tính thẩm mỹ cao.
"Ai về mua vại Hương Canh, Ai lên mình gửi cho anh với nàng" - câu thơ xưa chứng tỏ Làng gốm Hương Canh vốn đã nổi danh từ lâu đời. Dân gian còn truyền khẩu "sứ Móng Cái, vại Hương Canh", bởi gốm Hương Canh chống được nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị của những thứ đựng bên trong.
Làng Phú Cam còn được gọi là phường Phước Vĩnh, ngay ở trung tâm thành phố Huế, trên bờ nam sông An Cựu. Nón Huế, nón Phú Cam đã xinh ở dáng lại nhã ở màu, mỏng nhẹ như thấu quang, soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huế kèm theo lời thơ được cài ở hai lớp lá.
Đến huyện Sông Lô, nhắc đến mây tre đan chắc không ai không biết đến làng nghề Mây tre đan của xã Cao Phong. Nghề mây tre đan nơi đây đã có từ lâu đời và hiện nay đã phát triển thành Làng nghề. Theo sự giới thiệu của Chủ tịch hiệp hội làng nghề mây tre đan xã, Phóng viên chúng tôi đã đến thăm doanh nghiệp tư nhân Thịnh Hoàng do anh Khổng Minh Trong làm chủ. Đây là một trong 2 doanh nghiệp sản suất mây tre đan lớn nhất của làng nghề, đồng thời cũng là "cơ nghiệp" của người đầu tiên đưa mây tre đan về với xã Cao Phong.
Vị trí: xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 70km về phía đông
Đặc điểm: là một trong những cái nôi của nghề gốm Việt Nam
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, anh Nguyễn Hoàng Sơn sinh năm 1980 tại thôn Lê Lợi - xã Nhân Đạo - huyện Sông Lô phải nghỉ học để đi làm thuê phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học.
Tận dụng thế mạnh có hệ thống giao thông đường bộ chạy qua, những năm qua, nghề sản xuất và kinh doanh rau giống ở Đại Đồng (Vĩnh Tường) không ngừng phát triển, trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân nơi đây.
Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, vốn là nghề nổi tiếng của xứ Quảng từ thế kỷ 16...
Cách TP HCM chưa đến 2 giờ chạy xe, làng nghề Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là điểm đến thu hút khách du lịch bởi những điệu ca và món nghề đặc sắc của miền Tây Nam Bộ.