Với truyền thống nghìn năm văn hiến, là nơi hội tụ và lan tỏa, văn hóa Hà Nội ngày nay vừa có sự kế thừa, vừa có sự tiếp biến sâu sắc và mạnh mẽ. Điều này đã tạo ra sự đa dạng, phong phú cho văn hóa Hà Nội. Không chỉ thế, đây chính là nền tảng cơ bản, vững chắc để Hà Nội phát triển, tạo ra những chuyển biến lớn trong diện mạo đời sống Văn hóa tinh thần của Thủ đô.

Người đời thấy loài khỉ gây cho con người nhiều sự phiền toái, bất lợi cho việc sản xuất, lao động cũng như sinh hoạt nên đã có những câu thành ngữ truyền tụng từ đời này sang đời khác “đồ khỉ”, “đồ con khỉ”,… Ấy thế mà nhiều truyện nói về con khỉ khá dí dỏm, nửa hư nửa thực, nuôi ong tay áo, nuôi khỉ trông nhà. Ở sơn lâm có mấy loài thú thật ghê sớm như sư tử, hổ, thế mà bị khỉ chọc tức phải gầm gừ lồng lộn xùi cả bọt mép tức giận phải bỏ đi chỉ vì khỉ ở trên cây trêu chọc, còn hổ, sư tử thì gầm gừ dưới gốc cây không làm gì được mấy con khỉ nhỏ bé láu lỉnh đáng ghét đã là một đề tài tranh dân gian Việt Nam “khỉ và hổ”.
Rất đa chiều, nhiều dạng tranh châm biếm vừa phê phán tính cách con khỉ, vừa lên án một số người cậy nhiều của lắm tiền mà quên đi lương tri với cả con vật không biết nói nhưng rất thân thiện với môi trường, hòa hợp với xã hội trong bối cảnh phát triển công nghiệp và hội nhập quốc tế như ngày nay. Ở Tây Phương, tranh vẽ khỉ không nhiều như ở châu Á nhưng khi vẽ khỉ đều có những cốt truyện và chủ yếu là tranh sơn dầu “Đại bàng săn khỉ”, “rắn gặp khỉ”, “khỉ trêu chọc hổ”. Những hoạ phẩm ấy đều phản ảnh một mặt nào đó về hai chiều thiện và ác, nhưng dù sao cái ác đến với khỉ vẫn là thú với thú, còn tranh châu Á phần lớn nói đến quan hệ hướng thiện của con người với động vật khỉ. Mấy thập kỷ nay do việc chống tiêu cực tham nhũng đã trở thành một vấn đề quan trọng trong công tác tuyên truyền, do đó nhiều tờ báo, tạp chí đã có những tranh châm biếm lấy hình tượng con khỉ để nói kẻ tham lam vụ lợi, ích kỷ, hẹp hòi đặt chủ nghĩa cá nhân lên trên mà làm cho môi trường xã hội không được bình an, lành mạnh.
Những năm của thời mở cửa, những câu chuyện nói về “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ trông nhà”, “rung cây doạ khỉ”, họa sĩ dân gian hay là những nghệ sĩ tạo hình chuyên nghiệp có những cách nhìn sâu cay hơn, khi nói những người “có tật giật mình” được khỉ … cho những khuyết điểm như tham nhũng, làm ăn phi pháp, buôn gian, bán lận, kinh doanh lớn nhưng trốn tránh nộp thuế, chạy chọt chức quyền, hối lộ, đề bạt cất nhắc theo lối đền ơn đáp nghĩa, dòng tranh châm biếm này khá phong phú và phổ biến nhiều ở báo, tạp chí. Bức tranh miêu tả nội dung “rung cây dọa khỉ” rất sâu cay, một người chạng chân chèo, tay nắm vào cây, mắm môi rung cây để khỉ run sợ, đó là cách biểu đạt nghĩa đen còn nghĩa bóng là “tôi biết hết chuyện ông tiêu cực rồi, miễn là ông đáp ứng một số nhu cầu cho tôi, tôi sẽ im lặng không tố cáo ông”. Bức tranh vẽ theo lối dân gian nhưng người xem tranh hiểu rằng vì tham lợi mà “chống tiêu cực người chống lại tiêu cực để rồi kẻ tiêu cực chạy thoát”, hình tượng rung cây để khỉ bỏ lại “thành quả trộm cắp được vội vàng bỏ chạy” người hưởng lợi là ai? “Chống tiêu cực lại tiêu cực” một cách vẽ rất thâm thuý, sáng tối lẫn lộn giữa người chống tiêu cực và người tiêu cực.
Nói về tính đa dạng hình thái, phong cách, biểu cảm ở nét mặt, mắt, miệng, tai, đặc biệt tính hiếu kỳ, hiếu động thích nhảy nhót bắt chước của khỉ trong tranh, người xem liên tưởng đến một tác phẩm mỹ thuật “ba không” của người Nhật được thể hiện khá sâu cay đến nhường nào. Một triết lý mang tính hai mặt thông qua cách khái quát ước lệ tinh tế của hoạ phẩm ba con khỉ với nội dung ba không “không thấy, không nghe, không nói” không nhìn những việc xấu, không nghe những lời không đúng, không nói những lời tục tĩu xấu xa mang ý nghĩa xã hội khá sâu sắc và tinh tế, phản ảnh tính hai mặt vừa khen vừa chê, người xem khó nhìn ra trong khoảng thời gian ngắn mà phải suy ngẫm lâu lâu mới thấm đậm tính phê phán mang ý nghĩa xã hội sâu sắc vào lòng người ý đồ thể hiện của tác giả. Ba con khỉ trong tranh mà nghệ nhân dân gian dày công miêu tả, một con dùng hai bàn tay bịt mắt, một con bịt mồm, một con bịt tai có nghĩa là không nghe, không thấy gì, không nói gì? Với cách triết lý ấy nói cho cùng là kệ đời ai muốn nói gì thì nói, tôi không nghe ai nói gì cũng không nói với ai, không thấy gì cả thật mà có thấy nhưng không nói với ai là có thấy, không nói ai điều gì có biết nhưng không nói gì với ai, xấu tốt, sống chết mặc ai? Không dại gì nói đến ai, cuối cùng là an phận thủ thường và cũng có thể “ngậm miệng ăn trầu”. Trong xã hội có kẻ tiêu cực nào đó có quyền thế, họ đã mắc bao nhiêu sai lầm, tổn hại đến uy tín của dân tộc về nhân cách, đạo đức, lối sống tham nhũng công quỹ của dân và để che giấu lỗi lầm của mình họ đã có những hành vi bịt mắt, giấu tên, không dám đối mặt với sự đấu tranh của công chúng, may thay lọt lưới, trót lọt dưới vòng tay của pháp luật. Mặt khác người tiêu cực dùng tiền mua chuộc hoặc đe họa người đấu tranh. Bức tranh nêu ba nhân vật khỉ của người hoạ sĩ Nhật Bản sao mà sát với cách diễn đạt nhân vật tiêu cực đương thời của hoạ sĩ ở Việt Nam là ở chỗ cách biểu đạt cố ý làm trái pháp luật và cố ý bịt dư luận đấu tranh.
Những bức tranh châm biếm đằng sau chữ ký đăng tải trên nhiều báo chí là hình ảnh người đưa phong bì cho sếp, để được kéo dài dự án treo, đằng sau mặt hàng nhái, hàng giả, rồi cất nhắc cán bộ chưa đủ năm, không đúng trình độ chuyên môn chuyển sang làm nghề khác lợi lộc hơn. Nếu có người đứng lên đấu tranh thì tránh đâu, tốt nhất mấy người bảo nhau, thấy rồi không nên nói, coi như không nghe thấy gì, nghe rồi mà không nói coi như nói là không thấy gì, nói mà không nghe coi như không nghe nói gì, tốt nhất là im lặng nếu không thì phiền toái đến bản thân.
Quả thật nghệ sĩ tạo hình, họ cũng dí dỏm đáo để, nói bằng ngôn ngữ hội họa cũng đã góp phần đánh động để răn đe nhắc nhở người đời phải làm điều thiện nếu không thì võ khỉ cũng không phải là vừa đâu? Cách triết lý “tam không” không thấy, không nghe, không nói thực chất là sống khép mình, vô lối, ai khổ mặc ai, ai sướng mặc ai, ai chống tiêu cực kệ họ là không thể chấp nhận được. Có thể nói tranh châm biếm cũng như tranh dân gian Việt Nam, Nhật Bản vừa có tính kế thừa, vừa có tính giáo dục sâu sắc, phê phán thói hư tật xấu trong nghệ thuật tạo hình thông qua hình tượng con vật, trong đó có con khỉ là một động vật như thế.
Nói đến tranh dân gian Việt Nam, thường đến ngày Tết Nguyên đán nhất là những năm “cầm tinh” con vật trong năm, người dân thường mang tranh vẽ trang trí trong nhà đón Tết, mừng xuân cầu cho quốc thái dân an, tài lộc như ý. Lạ kỳ thay ngay như dòng tranh Đông Hồ có bao đời nhưng tìm không ra tranh nói về ba con vật đó là rắn, chó và khỉ. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa họ cho rằng mấy loại này khó vẽ, lại có người nói là hình tượng không đẹp mà còn là “kỵ” do có những điển tích không hợp với lẽ đời mà treo trong nhà sẽ gặp cảnh “xui xẻo”, mất linh thiêng,… Thôi thì đó là chuyện của tranh dân gian, còn ngày nay mỗi khi Tết đến xuân về các nhà biếm họa Việt Nam và ngay cả một số nước trong khu vực người ta mượn lối sống “nửa yêu nửa ghét” của con khỉ đề sáng tác văn học nghệ thuật giáo dục con người sống phải hồn nhiên, vô tự trọng nghĩa, đẹp đời, làm nhiều việc thiện, chống lại cái ác để cùng hòa hợp trong một môi trường vui tươi, lành mạnh.
Sưu tầm